Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán 17/6

Việt Nam tích cực chống sa mạc hóa và giảm bớt hạn hán

Nông trại hữu cơ trên... sa mạc

Vải sợi tre: Khi thời trang phải đi cùng với bền vững và lành mạnh

Sự man rợ của ngành công nghiệp da và tội ác của thời trang

Infographic: 5 bộ phim hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới

Chế độ ăn uống lành mạnh - một công đôi việc

Infographic: 5 bộ phim hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới

Sa mạc hóa, hạn hán là vấn đề mang tính toàn cầu

Thông tin được đưa ra trong ngày WDCDD năm nay khẳng định, sa mạc hóa và hạn hán là vấn đề toàn cầu, là thảm họa thiên nhiên gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường và đời sống xã hội.

Việt Nam có 7.6 triệu ha đất bị thoái hóa đất và hoang mạc hóa ở Việt Nam là kết quả của sự xói mòn đất, đá ong hóa, hạn hán, cát bay, cát chảy, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Các vấn đề cơ bản của hoang mạc hóa ở Việt Nam là hạn hán, thoái hóa đất và cồn cát di động theo mùa gió trong năm. Một số nơi như Quảng Bình đến Bình Thuận có diện tích sa mạc hóa lớn nhất cả nước. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi còn nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mòn và suy thoái đến khô cằn hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn đối với nền nông nghiệp hiện nay.

Ảnh 1

Nỗ lực biến sa mạc hóa thành rừng xanh của Ninh Thuận

Ngoài phá rừng, đốt cây cỏ làm nương rẫy, khai thác bừa bãi các mỏ quặng, mỏ than cũng gây ra sa mạc hóa cục bộ. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng khiến mỗi năm chúng ta mất đi một số lượng lớn đất nông nghiệp loại tốt.

Tác hại của sa mạc hóa có thể dẫn đến nạn đói, vì mọi người không thể trồng trọt. Và gia tăng các cơn bão bụi, gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng con người. Ngoài ra, suy thoái đất, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học đều có mối liên hệ với nhau. Và tất cả đều ảnh hưởng đến phúc lợi của con người.

Chính vì thế, chủ đề của ngày quốc tế Sa mạc hóa và hạn hán 17/6 năm nay là "Food. Feed. Fibre" (Lương thực, thực ăn gia súc, nguyện liệu sợi) như một lời nhắc nhở rằng các thực phẩm chúng ta ăn, thức ăn cho gia súc và vải thô cho quần áo có thể tác động lên cuộc sống chúng ta ngàn dặm (trích dẫn lời ông Ibrahim Thiaw, Giám đốc Điều hành của Công ước Liên Hợp Quốc về các vấn đề sa mạc cho biết).

Ảnh 2

Đất khô và bụi cát là những từ mô tả rõ ràng nhất đặc trưng của những vùng sa mạc - nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất Trái đất với lượng mưa trung bình hàng năm dưới 250mm/năm khiến cho cây cối phục vụ nhu cầu thực phẩm khó lòng sinh sống và phát triển

Thay đổi để hồi sinh đất

Thực vật và động vật cung cấp hầu hết thực phẩm, quần áo và giày dép của chúng ta. Điều này có nghĩa là thực phẩm, thức ăn (động vật) và các nguyên liệu sợi (cho quần áo) đều phụ thuộc vào đất canh tác. Và nhu cầu đang tăng lên do sự gia tăng dân số và tăng tầng lớp trung lưu toàn cầu. Do đó, khẩu hiệu kêu gọi những thay đổi trong chế độ ăn uống và hành vi của con người chẳng hạn như cắt giảm chất thải thực phẩm bằng cách mua từ thị trường địa phương (chợ) và trao đổi quần áo thay vì luôn mua mới - có thể giải phóng đất cho các mục đích sử dụng khác và giảm lượng khí thải carbon. Thay đổi hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, có kế hoạch hiệu quả hơn và thực hành bền vững, có thể đảm bảo đủ đất để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và nguồn cung cấp.

Trong đó, cắt giảm chất thải thực phẩm hướng tới phân loại chất thải. Có thể tận dụng thực phẩm bỏ đi trong quá trình chế biến làm phân bón cây. Tận dụng thực phẩm dư thừa làm thức ăn chăn nuôi.

Ảnh 3

Mách bạn mẹo làm phân hữu cơ tại nhà hiệu quả: Hãy gom thực phẩm dư thừa lại, đóng gói vào những giấy báo, túi giấy và đặt chúng ở một nơi thoáng mát. Bổ sung ẩm cho chúng thường xuyên và sau một thời gian khi hỗn hợp chuyển sang màu sẫm, kết cấu khô và vụn là bạn đã có được phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Phương châm “cũ người, mới ta” trong thời trang cũng được coi là phương thức bảo vệ đất. Thói quen mua trang phục và sử dụng không tính toán của nhiều người vô tình gây ảnh hướng lớn tới môi trường. Theo WRAP, mỗi năm có 350.000 tấn quần áo bị vứt bỏ. Chính vì thế có thể áp dụng một số phương pháp như: thuê quần áo, bán lại những đồ không mặc đến, mua lại hàng cũ (hay còn gọi là đồ secondhand).

Việc mua đồ 2hand góp phần giảm thiểu lãng phí thời trang, giảm ô nhiễm nguồn nước do nhuộm vải và hóa chất, giảm ô nhiễm không khí, tiết kiện năng lượng điện,... và hơn tất cả, bạn có thể mua được một món đồ có giá trị cao nhưng giá thành chỉ bằng một nửa so với giá gốc.

Ảnh 5

Đằng sau vẻ hào nhoáng của ngành thời trang là những tác động xấu tới môi trường.

Theo WDCDD, chủ đề ngày 17/6 năm nay hướng tới nâng cao nhận thức mỗi cá nhân về cách giảm thiểu những tác động do chính bản thân mình gây ra thông qua việc điều chỉnh các thói quen về nhu cầu thiết yếu. Chính từ những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày như hạn chế thức ăn thừa, trao đổi quần áo thay vì mua mới, con người sẽ giải phóng đất đai cho những mục đích sử dụng khác và giảm khí thải nhà kính. Chính từ những thay đổi nhỏ, những phương thức bền vững và hiệu quả là cách giúp thế giới phát triển hiệu quả hơn. 

Thu Mai
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin