Chế độ ăn uống lành mạnh - một công đôi việc

Ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn bảo vệ môi trường

5 mẹo giúp hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ nhỏ

Giải đáp những thắc mắc thường gặp về chế độ ăn uống lành mạnh

5 mẹo ăn uống lành mạnh để giảm cân hiệu quả hơn

5 mẹo ăn uống lành mạnh để giảm cân hiệu quả hơn

Chế độ ăn uống lành mạnh có thể cung cấp cùng một lượng calorie hay nhiên liệu cho cơ thể so với chế độ ăn không lành mạnh, nhưng nó sẽ tốt hơn về mặt dinh dưỡng. Tức là, một chế độ ăn uống lành mạnh phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm: Protein (đạm), carbohydrate (bột, đường), chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn lành mạnh thiên về tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh, như nhiều rau củ quả, cá, ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật, các loại hạt… Những thực phẩm này không chỉ cung cấp dưỡng chất, mà có được chứng minh là có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật.

Đặc biệt, theo một nghiên cứu quy mô lớn mới được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), chế độ ăn lành mạnh không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

Nhìn chung, chế độ ăn uống lành mạnh nên đạt được các yêu cầu:

Thực phẩm từ thực vật là chủ yếu

Sau khi theo dõi mô hình chế độ ăn uống và kết quả sức khỏe của hàng chục triệu người thực hiện chế độ ăn uống phương Tây, các nhà khoa học Mỹ thấy rằng thực phẩm bổ dưỡng (trừ cá) ít gây hại đến môi trường hơn so với thực phẩm khác. Những thực phẩm như thịt đỏ chưa qua chế biến và đã qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, đột quỵ, tim mạch vành bệnh và ung thư đại trực tràng.

Nhìn chung, quá trình sản xuất thực phẩm dựa trên thực vật ít phát thải khí nhà kính GHG, ít ảnh hưởng đến sự khan hiếm nước ngọt và ô nhiễm chất dinh dưỡng so với sản xuất các sản phẩm từ động vật.

Ăn cá điều độ

Riêng với cá, hãy nhìn theo một khía cạnh khác. Cá được coi là “siêu thực phẩm” đối với con người, nhưng quá trình đưa cá tới bàn ăn lại có tác động lớn đến môi trường nhiều hơn là các protein có nguồn gốc thực vật (như các loại hạt, đậu, đỗ).

Theo các tác giả của nghiên cứu PNAS,  một phần là do sự đa dạng của các phương pháp sản xuất cá, trong đó có một số tạo ra nhiều khí thải GHG hơn hẳn. Điều này không có nghĩa là bạn nên cắt giảm hoàn toàn cá, mà nên tập trung vào việc thêm nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn vào thực đơn hàng ngày.

Hạn chế thực phẩm chế biến

Mặc dù nhiều thực phẩm chế biến không có nguồn gốc từ động vật, chúng cũng ít tác động tiêu cực tới môi trường hơn, nhưng bạn vẫn nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.

Thực phẩm chế biến sẵn còn được gọi là thực phẩm “rác”, vì chúng chứa ít chất dinh dưỡng có lợi, nhưng lại cung cấp nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất phụ gia, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và tử vong sớm.

Thay đổi thói quen mua sắm

Ngoài việc thêm nhiều thực phẩm thân thiện với môi trường vào chế độ ăn uống của và cắt giảm các loại thịt đỏ, bạn còn có thể làm gì khác để bảo vệ môi trường hiệu quả hơn?

Theo Leslie Langevin, tác giả của cuốn sách The Anti-Inflammatory Kitchen Cookbook, một vài điều chỉnh nhỏ đối với thói quen đi chợ, sắm đồ của bạn có thể là một giải pháp:

- Lựa chọn thực phẩm organic/hữu cơ, khuyến khích việc sử dụng ít thuốc trừ sâu và thực hành sử dụng đất tốt hơn.

- Mua trái rau củ quả đúng mùa vụ, tại địa phương bạn sinh sống để giảm thiểu quá trình vận chuyển thực phẩm (gây phát thải khí CO2 có hại) và tránh sử dụng chất bảo quản thực vật.

- Chọn các mặt hàng thực phẩm với bao bì có thể tái chế, hạn chế sử dụng túi nilon.

Biết Tuốt H+ (MGB)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng