Đẩy lùi bất bình đẳng trong chăm sóc ung thư

Ngày Thế giới Phòng, chống Ung thư nhằm nâng cao nhận thức về sự thiếu công bằng trong chăm sóc ung thư

Chuyên gia chỉ ra 4 thói quen làm tăng nguy cơ ung thư thực quản

5 thói quen giúp bạn giảm nguy cơ ung thư

Làm sao để tỉnh táo trước “ma trận” tin đồn về ung thư?

Người bệnh ung thư bị “bủa vây” bởi tin đồn

Theo thống kê trên thế giới mỗi năm có khoảng 10 triệu người chết vì ung thư. Ung thư được xem là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, có ít nhất một phần ba các bệnh ung thư phổ biến có thể phòng ngừa được bằng cách giảm tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, béo phì, lười vận động, nhiễm trùng, rượu, ô nhiễm môi trường, chất gây ung thư nghề nghiệp và bức xạ.

Bên cạnh đó, một số bệnh ung thư như ung thư gan và ung thư cổ tử cung cũng có thể dự phòng có hiệu quả thông qua việc tiêm vaccine chống lại virus viêm gan B (HBV) và virus u nhú ở người (HPV). Ngoài ra, xét nghiệm tầm soát ung thư cũng là một biện pháp nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh ung thư.

Được tổ chức vào ngày 4/2 hàng năm và do Liên minh Kiểm soát Ung thư Quốc tế (UICC) lãnh đạo, Ngày Thế giới Phòng, chống Ung thư là một sáng kiến toàn cầu nhằm truyền cảm hứng về bệnh ung thư và hành động trong việc ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh tốt hơn.

Dự đoán trong 2 thập kỷ tới, gánh nặng do bệnh ung thư sẽ gây ra khoảng 30 triệu ca mắc mới trên toàn thế giới, đè nặng lên hệ thống y tế, người bệnh và cộng đồng. Tỷ lệ tăng nhanh nhất ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

Xạ trị là một trong những biện pháp điều trị ung thư phổ biến và hiệu quả, thường được chỉ định tới lượng lớn bệnh nhân ung thư. Tuy vậy, trên toàn thế giới, khả năng tiếp cận với xạ trị phân bố không đều, đặc biệt ở những quốc gia thu nhập thấp.

Theo Tổ chức Y tế liên châu Mỹ (PAHO), 1/3 các ca ung thư có thể phòng ngừa được nhờ chủ động giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như: Bỏ thuốc lá, tiêm vaccine HPV… Chiến lược ngăn ngừa ung thư ban đầu hiệu quả nhất cần dựa trên các chính sách chăm sóc sức khỏe, kết hợp với các chiến dịch thay đổi hành vi của cá nhân và cộng động.

Nhiều bệnh nhân ung thư dù may mắn được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, nhưng vì không được tiếp cận với thông tin chính thống, nghe theo những tin đồn mà bỏ lỡ cơ hội điều trị dứt điểm. Ngày Thế giới Phòng, chống Ung thư (4/2) cũng kêu gọi truyền thông đưa ra những thông điệp đúng về bệnh, để người mắc ung thư có thể tiếp cận với dịch vụ khám, chữa bệnh kịp thời, từ tầm soát, chẩn đoán, điều trị đến chăm sóc giảm nhẹ.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội