Người tiêm vaccine HPV giúp giảm 57% nguy cơ tái phát ung thư cổ tử cung so với những người không tiêm - Ảnh: The Guardian.
Bạn biết gì về virus HPV?
Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư có thể gây tác dụng phụ gì?
Những điều bạn nên biết để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Có nên sàng lọc ung thử cổ tử cung khi gia đình có tiền sử mắc bệnh?
Theo The Guardian, ngoài lợi ích bảo vệ phụ nữ chống lại căn bệnh ung thư cổ tử cung, phát hiện mới của các nhà khoa học cho thấy, vaccine HPV có thể còn có vai trò quan trọng thứ hai trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Theo đó, các nhà khoa học Anh tin rằng, việc những người phụ nữ sử dụng một liều vaccine HPV trong khoảng thời gian họ phẫu thuật loại bỏ các tế bào tiền ung thư có thể giúp ngăn chúng quay trở lại.
"Tiêm phòng HPV có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sự phát triển của các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung (tân sinh nội biểu mô cổ tử cung - CIN)", theo kết quả nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (British Medical Journal).
Theo các chuyên gia y tế, CIN có nghĩa là những thay đổi bất thường của các tế bào lót cổ tử cung đã được phát hiện. Nếu không được điều trị, chúng có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung. Có 3 dạng CIN được gọi là: CIN1, 2 và 3.
Trưởng nhóm nghiên cứu Maria Kyrgiou và các cộng sự thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) đã phân tích 18 hồ sơ nghiên cứu trước đây về chủ đề này. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người đã được tiêm vaccine HPV có nguy cơ tái phát bệnh tiền xâm lấn cấp cao (CIN2 +) thấp hơn 57% so với những người không tiêm.
Ngoài ra, nguy cơ còn giảm hơn 74% khi khả năng tái phát CIN2 + được đánh giá đối với HPV16 và HPV18, hai loại virus gây ra nhiều trường hợp ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng kết quả nghiên cứu vẫn "chưa thực sự thuyết phục" và sẽ cần các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên quy mô lớn để có thể xác nhận chính xác về lợi ích của tiêm chủng HPV mang lại.
“Nghiên cứu này đã xem xét liệu vaccine HPV có thể ngăn chặn những thay đổi tiếp theo xảy ra sau khi người bệnh đã được điều trị để loại bỏ các tế bào bất thường do nhiễm virus HPV gây ra hay không. Nhưng vẫn còn quá sớm để nói liệu việc sử dụng vaccine theo cách này có mang lại lợi ích hay không? Điều này vẫn cần có các nghiên cứu và thử nghiệm chất lượng cao, quy mô lớn hơn để kiểm chứng" - Alice Davies, một nhà quản lý thông tin y tế tại Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, đã đưa ra những nhận định thận trọng về phát hiện mới này.
Thống kê ở Anh cho thấy, các trường hợp ung thư cổ tử cung đã giảm đáng kể (87%) từ khi các nữ sinh ở độ tuổi 13 -14 bắt đầu được tiêm vaccine HPV vào năm 2008 để bảo vệ chống lại căn bệnh này. Tuy nhiên, đối với đối tượng phụ nữ trên 27 tuổi, những người thường không có nguy cơ mắc bệnh (do đã có gia đình, chung thủy một vợ một chồng lâu dài), lại vẫn cho thấy nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.
Ung thư cổ tử cung là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở phụ nữ do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Khoảng 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm virus HPV ít nhất một lần trong đời, bất kể đã có quan hệ tình dục hay chưa. Ngoài ung thư cổ tử cung, virus HPV còn gây ra một số bệnh khác như ung thư dương vật, sùi mào gà, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng (bao gồm cả gốc lưỡi và amidan)...
Những người có quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn, quan hệ đồng tính, quan hệ qua đường hậu môn, hút thuốc lá và bị suy giảm miễn dịch... cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus HPV. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng vaccine chỉ có hiệu quả nhất khi phụ nữ chưa bị lây HPV (test HPV âm tính) hoặc chưa có quan hệ tình dục trong lứa tuổi từ 9-26 tuổi. Bộ Y tế Việt Nam cũng khuyến cáo nên tiêm vaccine HPV trong độ tuổi từ 9-26 tuổi.
Bình luận của bạn