Cần xóa bỏ bạo lực giới, bạo lực gia đình

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái có thể xảy ra với bất cứ ai xung quanh chúng ta - Ảnh: Liên Hợp Quốc

Ngô Hoàng Thịnh tái hiện nỗi ám ảnh về bóng đá bạo lực

Cứ 2 - 3 ngày lại có 1 người Việt chết vì bạo lực gia đình!

Bố mẹ bạo lực, con lãnh hậu quả lâu dài

33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam do rượu bia

Năm 1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua một bản Tuyên ngôn về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, trong đó định nghĩa thuật ngữ "bạo lực đối với phụ nữ" như sau: "Mọi hành vi bạo lực dựa trên giới tính, có thể hoặc thực sự gây ra những thiệt hại thể xác, tính dục hoặc tâm lý, kể cả những đe dọa, cưỡng ép hay ngăn cấm cách độc đoán quyền tự do, dù công khai hay trong tư gia".

Ngày 25/11 đã được Liên Hợp Quốc lấy làm Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Đây được coi là ngày lễ mang tính quốc tế nhằm tưởng nhớ 3 nhà hoạt động nữ tại Cộng hòa Dominica đã bị sát hại dã man vào năm 1960. Ngày 25/11 hàng năm cũng là dịp để các cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền phụ nữ tại khắp năm châu, không phân biệt ngôn ngữ, màu da, dân tộc phát động những chiến dịch thắp sáng ngọn lửa đấu tranh xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ.

Liên Hợp Quốc và các nước trên thế giới đã có nhiều cố gắng trong việc phòng, chống bạo lực gia đình và ban hành nhiều văn kiện pháp lý liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình, Hiện đã có gần 90 nước trên thế giới có các quy định pháp luật riêng về chống bạo lực gia đình.

Bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ là một trong những vi phạm quyền con người phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cuộc sống của một phần ba phụ nữ trên toàn thế giới

Bạo lực và lạm dụng đối với phụ nữ là một trong những vi phạm quyền con người phổ biến nhất, ảnh hưởng đến cuộc sống của một phần ba phụ nữ trên toàn thế giới

Tuy nhiên, ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 3 phụ nữ sẽ có 1 người từng chịu bạo lực thể chất hoặc tấn công tình dục bởi những người quen thân. Những hậu quả mà bạo lực để lại với người phụ nữ có thể kéo dài cả đời, ảnh hưởng tới mọi mặt của sức khỏe.

Là một trong những quốc gia sớm tham gia “Công ước của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ”, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thực hiện cam kết quốc gia bằng nhiều biện pháp đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ.

Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Khánh Lương cho biết: “Thách thức lớn nhất đối với công tác bình đẳng giới hiện nay có lẽ là các định kiến giới vẫn tồn tại khá phổ biến trong xã hội, đây vẫn được coi là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến bất bình đẳng giới cũng như bạo lực trên cơ sở giới”.

Theo ông, để xóa bỏ định kiến giới thì công tác truyền thông được coi là giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, từ đó giúp rút ngắn khoảng cách về giới trong các lĩnh vực, tiến tới thực hiện bình đẳng giới thực chất.

Ngày 23/10/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1790 phê duyệt Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Chương trình truyền thông riêng về bình đẳng giới với tầm nhìn đến năm 2030.

Tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, các đại biểu biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với nhiều điểm mới

Tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, các đại biểu biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với nhiều điểm mới

Mới đây, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2023 với 5 nhóm điểm mới:

  • Thứ nhất, với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình; Sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng được áp dụng tương tự; Bổ sung quy định để tăng tính khả thi áp dụng Luật đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.
  • Thứ hai, thực hiện phòng ngừa bạo lực gia đình chủ động, trong “phòng” có “chống”, trong “chống” có “phòng”.
  • Thứ ba, sửa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
  • Thứ tư, khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong bố trí nguồn lực cho phòng, chống bạo lực gia đình để hướng tới xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp về phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.
  • Thứ năm, sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống bạo lực gia đình.
 

Cũng trong ngày hôm nay 25/11, TAND TP.HCM dự kiến mở phiên xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Kim Trung Thái (SN 1985) và Nguyễn Võ Quỳnh Trang (1995) bạo hành khiến bé gái 8 tuổi - con riêng của Thái tử vong.

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết