Bạo lực gia đình khiến trẻ bị ảnh hưởng lâu dài
33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam do rượu bia
Hơn 1.600 vụ bạo lực gia đình trong 5 năm
Khởi động mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình
Bằng chứng “độc đáo” cho bạo lực gia đình: Hormone!
Bằng việc chụp cộng hưởng từ MRI não những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có bạo lực thường xuyên xảy ra, một bác sỹ tâm thần kinh Hàn Quốc đã phát hiện những thay đổi trong não bộ gây khiến trẻ lãnh hậu quả suốt đời cả về tình cảm lẫn sự phát triển tinh thần sau này.
Bạo lực gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ
BS. Choi Ji-wook – Bệnh viện Daejeon St. Mary, Hàn Quốc đã tuyên bố trong nghiên cứu mới của ông: Những đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cha mẹ bạo lực hoặc bị bạo lực có kết nối não bộ rất yếu giữa vùng hippocampus và hạch hạnh nhân.
Hai vùng của não bộ này thực hiện các chức năng xử lý các cảm xúc sợ hãi, củng cố thông tin ngắn hạn và chuyển nó thành những ký ức lâu dài.
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới phát hiện ra sự thay đổi não bộ tương tự ở những đứa trẻ bị bạo hành khi còn nhỏ khiến trẻ dễ bị tổn thương hơn hoặc mắc một số vấn đề về tâm thần kinh khi trưởng thành.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, trẻ em chứng kiến hoặc trải qua bạo lực gia đình có khuynh hướng khi trưởng thành hoặc có thể trở thành các nạn nhân cam chịu. UNICEF cũng nhấn mạnh rằng trẻ em trong những năm đầu tiên của cuộc sống đặc biệt dễ tổn thương.
Bình luận của bạn