Nghệ tốt cho sức khỏe nhưng cần dùng đúng cách
Mặt nạ tinh bột nghệ: Trắng - Mịn - Rẻ - An toàn
Tinh bột nghệ: Trong uống ngoài bôi cho da trắng mặt xinh
Những ai không nên ăn nghệ, bột nghệ?
Trị sổ mũi cho trẻ bằng tỏi và bột nghệ
Nghệ hoạt huyết, giảm đau
Nghệ vàng vị cay đắng, tính bình từ lâu đã được coi là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau. Nghệ chủ trị bụng trướng đầy, bế kinh sau sinh nở, chấn thương, trị mụn nhọt, sưng, ngăn chặn tình trạng suy nhược và suy giảm miễn dịch kéo dài…
Tác dụng cho tim, thận, gan và khớp
Nghệ còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, tốt cho tim, thận, khớp, gan… Curcumin trong nghệ có thể ngăn ngừa bệnh tim, giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim, chứng phì đại tim, hồi phục chức năng tim và giảm việc hình thành sẹo. Curcumin trong rễ củ nghệ có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, đặc biệt curcumin có tác dụng điều trị cơn đau, giúp phòng ngừa chứng suy tim.
Curcumin trong nghệ có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh
Đặc biệt là đối với các bệnh nhân bị các chứng bệnh về tim như xơ vữa động mạch, nghệ có khả năng ngừa sự oxy hóa của chất béo, bao gồm cả cholesterol. Hơn nữa, nghệ giúp giảm tỷ lượng cholesterol trong máu bằng cách giảm sự tái hấp thu ở ruột, tăng sự chuyển hóa cholesterol thành acid mật và gia tăng sự bài tiết mật. Đối với những người bị tĩnh mạch viêm thuyên tắc, nghệ ngừa viêm tắc tĩnh mạch nhờ tác dụng chống viêm sưng và làm lỏng máu (giảm sự kết tập tiểu cầu, nên nghệ giữ máu lỏng).
Chống nhiễm trùng
Nghệ có thể được sử dụng như một chất khử trùng tại chỗ cho vết thương hở và vết bỏng, chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng và các loại nấm. Thành phần curcumin trong nghệ còn có tác dụng chống viêm, rất tốt cho người bị viêm xương khớp, cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
Nghệ có tác dụng chữa đau dạ dày
Từ 3000 năm trước Công nguyên, nghệ đã được người dân Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng như một loại thuốc quý có tác dụng điều trị các bệnh về khí huyết, giảm đau, chữa lành các vết thương. Đặc biệt là khi kết hợp cùng các loại thảo dược khác như mật ong, sắn dây, nghệ trở thành phương thuốc tuyệt vời trong điều trị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng. Ngày nay, nghệ càng trở nên quan trọng hơn, được ứng dụng nhiều hơn với công nghệ được bào chế dưới dạng tiện dụng hơn.
Tinh bột nghệ cùng với mật ong có tác dụng tốt với người bị bệnh dạ dày, đại tràng
Tinh chất nghệ (curcumin) có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa nhưng lại không tăng tiết dịch vị dạ dày. Vì thế khi bị viêm loét dạ dày nhiều người hay dùng nghệ tươi hay tinh nghệ đều tốt cả. Ngoài ra, nghệ còn ức chế khả năng sinh khối u trong dạ dày và các nơi khác.
Phòng chống bệnh Alzheimer
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chất curcumin gây ức chế sự tăng trưởng của beta-amyloid, tác nhân gây ra bệnh Alzheimer. Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ bệnh nhân Alzheimer và bệnh liên quan tới trí nhớ thấp nhất do người dân thường xuyên ăn món cà ri có thành phần chính là nghệ.
Ai không nên dùng nghệ?
Nữ giới bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng tinh bột nghệ vì tinh bột nghệ có tác dụng khai thông khí huyết, vì vậy chỉ có tác dụng chữa tích huyết, bế kinh chứ không thể chữa rong kinh.
Những người bị sỏi mật và tắc nghẽn đường mật không nên sử dụng nghệ.
Mặc dù phụ nữ mang thai thường sử dụng nghệ nhưng điều quan trọng là bạn phải nhờ bác sỹ tư vấn trước khi sử dụng chúng vì nghệ có thể là một chất gây kích thích dạ con.
Những người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen (tinh bột nghệ đen mật ong nước lọc) trước bữa ăn.
Tiêu thụ curcumin liều cao còn kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone - một chất có tính kháng viêm cao. Vì vậy, nếu tiêu thụ nhiều nghệ, khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nghệ với liều lượng lớn có thể bị tiêu chảy, đổ mồ hôi, buồn nôn do nó có tính cay và kích thích dạ dày.
Bình luận của bạn