Người bệnh loãng xương nên làm gì để giảm nguy cơ gãy xương?

Loãng xương là nguyên nhân chính gây gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già

Ăn uống như thế nào để ngăn ngừa loãng xương?

10 loại rau chứa nhiều calci nên ăn để xương và răng chắc khỏe

Người bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?

Probiotics có thể giúp làm giảm loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi

Tiến sỹ Ellie Cannon - Chuyên gia y tế của tờ Daily Mail, trả lời:

Chào bạn!

Loãng xương là tình trạng mật độ calci và khoáng chất trong xương suy giảm, làm cho xương trở nên giòn, xốp, dẫn đến nguy cơ gãy xương tăng cao. Những đối tượng có nguy cơ cao là người cao tuổiphụ nữ sau mãn kinh.

Loãng xương không khiến bạn bị khuyết tật nhưng nó làm tăng nguy cơ gãy xương sống. Gãy xương sống đặc biệt nguy hiểm, vì tình trạng này có thể gây chấn thương tủy sống. Gãy xương sống là do sự suy yếu tự nhiên của xương vì loãng xương.

Khi bị loãng xương, xương sẽ yếu và xốp hơn và chỉ cần một chuyển động đơn giản như cúi người xuống lấy đồ cũng có thể gây gãy xương nếu đoạn xương đó đã bị suy yếu. Tình trạng gãy xương do loãng xương thường không được chẩn đoán. 

Xương sống bị gãy không chỉ gây đau mà còn làm độ cong và độ dài của cột sống bị ảnh hưởng. Điều này có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi uốn cong người, mặc quần áo, giặt giũ... Nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây trào ngược acid và các vấn đề ăn uống khác. 

Để hạn chế nguy cơ gãy xương do loãng xương, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ bạn cũng nên tập luyện thể dục điều độ để tăng cường sức mạnh của các nhóm cơ khác nhau bao gồm hông, cổ tay và cột sống. Bổ sung vitamin D và calci cũng rất cần thiết, đặc biệt là cho những người dành phần lớn thời gian ở trong nhà.

Chúc bạn và gia đình  sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Daily mail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị