- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bị tích mỡ bụng nên cẩn thận với bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với biến chứng tim mạch
9 thực phẩm, thảo dược hạ đường huyết tự nhiên cho người bệnh đái tháo đường
Đừng để đái tháo đường ngăn bạn có cuộc sống hạnh phúc!
Top 5 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm nhất
Trên thực tế, luôn có mối liên hệ chặt chẽ giữa béo phì và bệnh đái tháo đường. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, những người hay bị tích trữ mỡ bụng, người có vòng eo lớn, người bị béo bụng thường có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2 và các bệnh tim mạch, bệnh mạch vành.
Một trong các tác giả nghiên cứu, GS. Sekar Kathiresan từ Trường Y Harvard (Mỹ) cho rằng, những người có xu hướng tích mỡ vùng bụng thường có chỉ số lipid máu, đường huyết và huyết áp tâm thu cao hơn người bình thường.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, độ nhạy insulin ở người béo bụng và người gầy có sự khác biệt rõ rệt. Nguyên nhân là bởi sự khác nhau về tỷ lệ phân phối mỡ trong cơ thể. Cụ thể, những người có mỡ phân bố chủ yếu ở vùng ngoại vi thường có độ nhạy insulin cao hơn so với những người tích mỡ ở vùng trung tâm (bụng và ngực).
Các nhà khoa học cho rằng, tế bào mỡ bụng thường ít đáp ứng với insulin. Điều này khiến việc tích tụ mỡ bụng có thể gây kháng insulin và dẫn tới bệnh đái tháo đường type 2.
Nhờ vào những đặc điểm này, nhiều nhà khoa học cho rằng các bác sỹ có thể coi béo bụng là một dấu hiệu xác định những người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2. Ngược lại, có biện pháp giảm kích thước vòng eo có thể giúp cải thiện nồng độ mỡ trắng trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 nếu có chế độ ăn uống, tập luyện để giảm cân.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Bình luận của bạn