Top 5 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm nhất

Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương mạch máu, thần kinh

Tôi như “chết đuối vớ được cọc” khi tìm đúng cách điều trị đái tháo đường

8 thực phẩm giàu carbohydrate tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường

Mắc PCOS, chị em nên làm gì để phòng ngừa đái tháo đường type 2?

Muốn kiểm soát đường huyết: Sao không uống nước ép mướp đắng?

Đái tháo đường (hay tiểu đường) type 1, type 2 là căn bệnh mạn tính đặc trưng bởi chỉ số glucose máu tăng cao hơn giới hạn cho phép. Bệnh thường diễn biến âm thầm qua nhiều năm và để lại những di chứng nặng nề trên khắp cơ thể.

Dưới đây là 5 biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh đái tháo đường gây ra:

Bệnh tim mạch, đột quỵ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao, các chất béo xấu tích tụ trong máu kết hợp với sự tổn thương nội mạc mạch máu sẽ khiến mạch máu bị xơ cứng, từ đó làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh đái tháo đường

Suy thận

Người bệnh đái tháo đường rất dễ bị bệnh thận, đặc biệt là suy thận. Các nhà khoa học ước tính, ít nhất 50% người bệnh đái tháo đường có các dấu hiệu suy thận sớm như tiểu đêm thường xuyên, hay thấy bí tiểu, nước tiểu bất thường… Nếu không điều trị kịp thời, biến chứng thận có thể tiến triển nhanh chóng, khiến người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận để duy trì tính mạng.

Tổn thương thần kinh

Bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới những tổn thương thần kinh, hay còn được gọi là biến chứng thần kinh đái tháo đường. Khi thành mạch máu bị thu hẹp do các mảng xơ vữa phát triển, các dây thần kinh cũng có thể bị ảnh hưởng vì chúng không nhận được đủ các chất dinh dưỡng và oxy.

Đặc biệt, biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường có thể gây đau đớn, tê bì hoặc ngứa ran ở bàn chân, ngón chân, cánh tay và ngón tay.

Biến chứng bàn chân

Đái tháo đường có thể khiến người bệnh phải đoạn chi nếu không kiểm soát đường huyết tốt. Nguyên nhân là do lưu thông máu kém, suy giảm miễn dịch, giảm cảm giác nhận biết đau/nóng lạnh khiến các vết loét hoặc vết cắt ở chân khó được phát hiện sớm, lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hoại tử hơn.

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Đây cũng là một biến chứng đái tháo đường nguy hiểm, có thể khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn. Đường huyết tăng cao làm tổn thương hệ thống mao mạch ở đáy mắt, từ đó gây giảm thị lực, mờ mắt, nhức hốc mắt, nặng hơn có thể gây mù lòa nếu không được điều trị sớm.

Ngoài 5 biến chứng kể trên, bệnh đái tháo đường còn gây ra nhiều biến chứng khác trên da (khô ngứa da, nứt nẻ, u ban, mụn nhọt), trên hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, não bộ…

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Gợi ý cách phòng biến chứng đái tháo đường

Ngay từ giai đoạn đầu mắc đái tháo đường, ngoài việc dùng thuốc giảm đường huyết theo chỉ định của bác sỹ, kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, người bệnh đái tháo đường có thể chủ động phòng ngừa biến chứng bằng cách dùng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị biến chứng đái tháo đường.

Sản phẩm có chứa thành phần thảo dược Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử, Nhàu… có thể bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi sự tấn công của các chất độc hại sinh ra do đường huyết tăng cao kéo dài, nhờ đó ngăn ngừa tổn thương các cơ quan này. Đồng thời các thảo dược trên còn giúp kiểm soát tốt đường huyết, tạo nên giải pháp toàn diện cho người bệnh đái tháo đường.

Thông tin cho bạn: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường với thành phần Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử, Nhàu, Alpha lipoic acid là sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng, giúp ổn định đường huyết, phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

Tại sao người bệnh đái tháo đường phải đo đường huyết thường xuyên? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết