Người bị huyết khối tĩnh mạch sâu đi máy bay có an toàn?

Người bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu nên cẩn trọng khi đi máy bay

6 cách đơn giản đối phó với huyết khối tĩnh mạch sâu

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có thể gây tàn tật

Các sản phẩm Testosterone có nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch

Thực hư thuốc tránh thai kết hợp gây thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

TS. Martin Scurr – Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail, trả lời:

Chào bạn!

Sưng chân sau khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể tồn tại trong nhiều tháng, thậm chí nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng trên.

Khi bị DVT, điều quan trọng nhất là bạn cần điều trị bằng thuốc trong ít nhất 3 tháng. Các nghiên cứu cho thấy thời gian 3 tháng là đủ lâu để làm tan các cục máu đông và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên để loại bỏ cục máu đông hoàn toàn, bạn sẽ cần phải dùng thuốc trong thời gian dài hơn.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là việc hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ở chi hoặc trong cơ thể. Nếu cục máu đông tan ra, nó có thể di chuyển trong dòng máu và đến phổi gây tắc mạch phổi, thậm chí có thể tử vong. Trong một số trường hợp, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể góp phần vào những vấn đề nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Biến chứng tắc mạch phổi có thể ngăn ngừa bằng thuốc chống đông máu. Trước đây, khi bị DVT người bệnh thường được chỉ định dùng các loại thuốc như heparin, warfarin. Hiện nay, khi bị DVT người bệnh thường được sử dụng một loại thuốc chống đông máu mới là Xarelto.

Bạn bị DVT và được kê đơn sử dụng thuốc chống đông máu Xarelto, đây là phương pháp điều trị chuẩn cho bất kỳ trường hợp nào bị DVT. Nó có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông phát triển và ảnh hưởng đến tĩnh mạch.

Sau khi dùng thuốc, cục máu đông, tình trạng sưng và đau chân có thể được cải thiện. Để giảm sưng và đau nhanh chóng bạn có thể cố gắng đi bộ dù chân vẫn còn đau.

Những yếu tố khiến DVT tái phát là: Mang thai, béo phì, hút thuốc, tuổi già hoặc do sử dụng một số loại thuốc. Ngoài ra, đi máy bay hay đi tàu xe đường dài cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nguyên nhân là do ngồi lâu khiến máu lưu thông kém, do tiểu ít, mất nước, nồng độ oxy trong máu thấp. Đối với những người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch, người mắc bệnh tim mạch, người lớn tuổi, nguy cơ này càng cao hơn.

Nếu bạn đi du lịch và phải ngồi máy bay, tàu xe nhiều hơn 2 giờ đồng hồ thì nên mang tất y khoa. Tất y khoa tạo ra một áp lực để tránh máu ứ đọng và tạo thành huyết khối ở chân. Tất y khoa sẽ giúp giảm sưng phù và các triệu chứng khó chịu do huyết khối gây ra. Bạn có thể mua tất y khoa tại một số hiệu thuốc. Khi sử dụng tất y khoa nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để lựa chọn loại tất phù hợp với mình.

Để tránh tình trạng huyết khối tĩnh mạch, nếu bạn phải đi xe đường dài, ngồi trên máy bay thì nên đứng dậy đi lại mỗi giờ để các mạch máu lưu thông, uống nhiều nước, không uống rượu, bia hoặc các chất có cồn khác.

Cuối cùng, hãy trao đổi với bác sỹ về kế hoạch đi du lịch của mình. Bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng một số loại thuốc chống đông trước khi bạn đi du lịch vài ngày. Bạn vẫn có thể đi du lịch nếu có các biện pháp phòng ngừa cục máu đông hiệu quả.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Có được sử dụng các thiết bị điện từ nếu đang dùng máy tạo nhịp tim?  - Ảnh 4TS.BS Martin Scurr là chuyên gia tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, thuốc và thực phẩm chức năng cho The Blue Door Team.

Kể từ năm 2003 đến nay, TS.BS  Martin Scurr là Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế cho tờ Daily Mail của nước Anh. Đây là tờ báo có hơn 6 triệu độc giả và hơn 17 triệu lượt truy cập mỗi tháng.


Gia Hân H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị