Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có thể gây tàn tật

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở chân có thể gây ra tàn tật

5 cách ngăn ngừa cục máu đông để phòng tai biến

Tác dụng “kép” từ Nattokinase

Iclusig chữa bạch cầu có thể làm tăng cục máu đông

Thiết bị mới điều trị giãn tĩnh mạch

Ít người biết đến bệnh thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Theo một cuộc khảo sát gần đây của các nhà khoa học Mỹ, châu Âu, châu Á và Úc, nhận thức của người dân về bệnh huyết khối còn thấp, chỉ chiếm 68%. Đối với thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM), tỷ lệ còn thấp hơn nhiều (50%), so với nhận thức về bệnh tăng huyết áp, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và HIV/AIDS (tương ứng lần lượt là 90%, 85%, 82% và 87%).

Chỉ có 45% số người trả lời khảo sát nhận thức được rằng, TTHKTM do cục máu đông có thể phòng ngừa. Ít người biết về các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh như nằm viện, phẫu thuật và ung thư (25%, 36% và 16%).

Mỗi năm, TTHKTM ảnh hưởng đến 1 - 3 trên 1.000 người. Trong nhóm những người 70 tuổi trở lên, tỷ lệ người mắc TTHKTM tăng từ 2 - 7 trên 1.000.

Sự nguy hiểm của bệnh TTHKTM

Nghiên cứu mới đây của WHO chỉ ra rằng, TTHKTM là nguyên nhân hàng đầu gây ra các ca tử vong sớm, cũng như làm tăng tỷ lệ khuyết tật ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Trong khi với các nước có thu nhập cao, TTHKTM là nguyên nhân phổ biến thứ 2.

TTHKTM góp phần gây tàn tật suốt đời cho những người có cục máu đông ở chân hoặc phổi. Đây được gọi là hội chứng hậu huyết khối, là một biến chứng gây đau sưng mạn tính ở chân sau một thời gian và có thể dẫn đến sự phát triển của các vết loét da. Tình trạng này làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và hạn chế khả năng đi lại của người bệnh.

 TTHKTM làm gia tăng nguy cơ tàn tật

Cục máu đông trong phổi, đặc biệt là các cục máu tái phát, có thể gây tăng huyết áp phổi mạn tính, dẫn đến các triệu chứng như khó thở khi tập thể dục và chức năng tim suy giảm.

Bên cạnh đó, TTHKTM là một gánh nặng lớn vì chi phí điều trị đắt đỏ.

Phòng chống TTHKTM như thế nào?

TTHKTM thường gây tử vong và tàn tật, nhưng nó hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng cách phòng tránh các yếu tố nguy cơ như nằm viện, phẫu thuật, bất động kéo dài, ung thư, sử dụng thuốc có chứa estrogen (thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone), điều trị một số bệnh lý di truyền nhất định, chẳng hạn như rối loạn đông máu.

Nếu bạn đang nhập viện, hoặc sắp phải phẫu thuật, hãy hỏi bác sỹ về những rủi ro của TTHKTM. Nên tìm hiểu xem bạn có thích hợp cho các phương pháp phòng ngừa như thuốc chống đông máu hay không.

Trên thị trường hiện nay, cũng có một số sản phẩm thực phẩm chức năng giúp làm tan cục máu đông để để phòng ngừa TTHKTM mà bạn có thể tìm hiểu. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sỹ/dược sỹ trước khi sử dụng.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch