6 cách đơn giản đối phó với huyết khối tĩnh mạch sâu

Nên đi khám bác sỹ định kỳ khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch có thể gây tàn tật

Các sản phẩm Testosterone có nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch

Thực hư thuốc tránh thai kết hợp gây thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch

Đột tử vì triệu chứng cảm lạnh thông thường

Huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep Vein Thrombosis – DVT) xảy ra khi cục máu đông (huyết khối) hình thành trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể, thường ở chân. DVT có thể gây đau chân hoặc sưng, nhưng cũng có thể xảy ra mà không có bất kỳ triệu chứng nào. DVT là một tình trạng nghiêm trọng vì cục máu đông trong tĩnh mạch có thể vỡ ra di chuyển trong mạch máu và dừng lại tại phổi và làm máu không lưu thông được gây thuyên tắc phổi (pulmonary embolism) khiến người bệnh tử vong đột ngột.

Khi được chẩn đoán bị DVT, người bệnh sẽ được dùng thuốc chống đông máu theo chỉ định của bác sỹ. Khi mắc bệnh, người bệnh nên có lối sống lành mạnh. Luôn hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi dùng bất kỳ biện pháp tự nhiên để ngăn ngừa chảy máu tự phát, đặc biệt, nếu cần phải dùng thuốc chống kết dính tiểu cầu thì phải hỏi ý kiến của bác sỹ.

Người bệnh huyết khối tĩnh mạch thường bị đau chân

Ngoài dùng thuốc thì người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây để đối phó với huyết khối tĩnh mạch sâu: 

Đi tất y khoa

Ngoài các loại thuốc, người bị huyết khối tĩnh mạch sâu cũng có thể đeo tất y khoa (tất y khoa còn được gọi với tên khác là tất áp lực (tất nén) tác dụng điều trị các triệu chứng suy tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch) để ngăn ngừa triệu chứng sưng chân và phù chân do huyết khối tĩnh mạch sâu. Nên đi tất y khoa ít nhất một năm nếu có thể. Bạn cần phải đo lại kích thước chân và thay thế tất mới 3 - 6 tháng/lần. 

Nên mang tất y khoa khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu

Tập thể dục thường xuyên 

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu bởi nó giúp cải thiện quá trình lưu thông máu của cơ thể. Nó còn cải thiện chứng béo phì – một trong những yếu tố nguy cơ của DVT. Người bị DTV không nên tập những bài tập cần nhiều sức và bài tập tăng quá nhiều áp lực lên đôi chân như: Chạy, nâng tạ, tập aerobic... Người bệnh chỉ nên đi bộ, bơi lội... Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về những bài tập phù hợp với thể trạng của bạn.

Ăn gừng hoặc uống trà gừng 

Gừng giúp điều trị hiệu quả DVT. Gừng chứa lượng salicylate dồi dào giúp ngăn chặn đông máu trong cơ thể và làm giảm quá trình hấp thụ vitamin K của cơ thể.

Gừng là phương thuốc tự nhiên giúp làm loãng máu

Cách dùng gừng khi bị huyết khối tĩnh mạch:

- Uống trà gừng 2 - 3 lần/1 ngày.

- Nhai một ít gừng tươi mỗi ngày

- Dùng gừng làm gia vị cho các món ăn

Ớt cayenne

Hợp chất capsaicin trong ớt cayenne giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn ngừa đông máu. Ớt cayenne có thể được sử dụng dưới dạng viên nang uống hoặc sử dụng như một loại gia vị trong thực phẩm. Lưu ý: Khi dùng ớt bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng bổ sung hợp lý. Ngoài ra, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tránh ăn ớt.

Ớt cayenne có thể có tác dụng làm loãng máu rất mạnh 

Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E giúp ngăn ngừa cục máu đông hiệu quả. Theo một nghiên cứu năm 2007, đăng trên Tạp chí Circulation thì việc bổ sung vitamin E có thể làm giảm nguy cơ huyết khối tĩnh mạch. Một số thực phẩm giàu vitamin E bạn nên ăn: Quả óc chó, hạnh nhân, hạt phỉ, hạt hướng dương, dầu olive, rau bina, bông cải xanh và bơ...

Vitamin E giúp ngăn ngừa cục máu đông hiệu quả

Nghệ

Nghệ giúp làm loãng máu và có thể giúp cải thiện tuần hoàn. Curcumin, hoạt chất chính trong nghệ giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Nó cũng làm giảm nguy cơ mảng bám tích tụ trong động mạch. Cách dùng nghệ khi bị huyết khối tĩnh mạch sâu: Đun sôi 1 muỗng cà phê bột nghệ với một ly sữa và thêm một chút mật ong để thưởng thức. 

Thanh Tú H+ (Theo Top10 Home Remedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học