Khuyến mại khủng chỉ trong vài ngày để công ty còn... đi địa phương khác
Chỉ cách đòi tiền cho "nạn nhân" của 5 công ty đa cấp
Loạn thị trường, nhiều công ty đa cấp sớm rời cuộc chơi
Hậu Liên Kết Việt, 4 công ty đa cấp bị “trảm” vì sao?
Con Đường Việt, New Power, Đại Hưng 668 và TNC bị rút giấy phép đa cấp
Thay vì phải phát triển hệ thống theo kiểu nhà phân phối đến trước mời kéo hàng loạt nhà phân phối trước theo mô hình kinh doanh đa cấp để hưởng hoa hồng, mã rơi, nhiều công ty lại phát triển theo phương thức “bổn cũ, soạn lại”: Một thủ lĩnh tập hợp được một số nhà phân phối tại địa phương (tạm gọi là đại lý). Người được mời làm đại lý thường là cá nhân có uy tín trong cộng đồng, tức là những người tham gia ở các đoàn thể như Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội hưu…. và có chức vụ nhất định. Nhiệm vụ của các đại lý này là đi làm việc với những chân rết của mình để kéo người quen tại thôn/xóm, phường/xã đến tham gia sự kiện được gắn mác siêu khuyến mại, giảm giá thông qua các phiếu được công ty phát ra.
Để biết ai mời thì cũng rất đơn giản, gắn mã số đại lý trên phiếu giảm giá do công ty phát ra. Như vậy, mạng lưới “đa cấp” kiểu này sẽ chỉ cần 3-4 cấp là công ty – thủ lĩnh – đại lý – chân rết của đại lý (nếu có) là đã có thể bán hàng.
Sẽ không có gì đáng nói nếu giá cả hàng hóa không bị thổi phồng lên gấp 3-4 thậm chí là hơn 10 lần giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Theo chân 1 mạng lưới bán hàng đa cấp kiểu này, PV được chứng kiến chiếc máy massage xuất xứ Trung Quốc có giá thị trường khoảng dưới 100.000 đồng/máy được thổi giá lên 800.000 đồng sau khi đã trừ khuyến mại 200.000 đồng theo phiếu giảm giá 20% mà ai ai cũng được phát từ trước khi đến. Nhiều “đại lý” còn tung thêm đòn để “đánh gục” người tham gia với thông tin khi giảm giá thêm 50.000 đồng/máy cho “đoàn mình” (do họ dẫn đến) khi mua số lượng lớn hơn 5 máy. Theo chia sẻ của 1 “đại lý”, lý do được bớt thêm so với khuyến mại của công ty là vì họ quen biết với người trong công ty nên được ưu tiên bán với giá gốc. Nhưng đại lý nào thì cũng bớt như nhau và dù chưa mua đủ số lượng thì nếu cần để thuyết phục khách mua thì cũng khách vẫn được bớt vì… người bạn trong công ty nể đại lý mà bớt cho.
Tuy nhiên, như đã nói, chiếc máy massage vật lý xuất xứ Trung Quốc có giá thị trường chỉ khoảng dưới 100.000 đồng/máy. Theo kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường, giá nhập vào (theo hóa đơn mua hàng của công ty) chỉ là 65.000 đồng/máy. Chiếc máy chỉ có chức năng rung để tạo cảm giác như đang được massage cho người dùng nhưng lại được quảng cáo là có thể phục hồi chức năng, tăng cường lưu thông máu, tác động đến các huyệt đạo trên cơ thể…
Tình trạng tương tự được ghi nhận với các mặt hàng khác. Chiếc đệm trải giường có cái tên khá kêu là “nệm chỉ bạc” có giá nhập là 800.000 đồng nhưng được bán với giá (đã khuyến mại và ưu tiên người quen) là 9,8 triệu đồng (giá niêm yết 14 triệu đồng) với công dụng ngăn ngừa chứng tiểu són, hỗ trợ điều trị hàng loạt bệnh người già... Chai hồng sâm được cho là nhập từ Hàn Quốc cũng niêm giá lên đến gần 27 triệu đồng, giá bán còn gần 20 triệu đồng nhưng thực tế giá gốc chỉ là 1,9 triệu đồng.
Không ai biết giá trị thực của hàng hóa cho đến khi cơ quan chức năng kiểm tra. Các hàng hóa được bán cũng không dễ đối chiếu về giá trên thị trường. Người bán hàng thì ra sức quảng cáo công dụng sản phẩm qua đường “truyền miệng” nên cơ quan chức năng lúng túng khi xử lý.
Theo thừa nhận của 1 cán bộ quản lý thị trường tham gia xử lý vụ việc, họ mới chỉ có quyết định xử phạt công ty vì tung chương trình khuyến mại mà không đăng ký. Còn các nghi vấn vi phạm khác liên quan đến hoạt động bán hàng theo mạng (đa cấp), quảng cáo sản phẩm với công dụng quá đà thì họ mới chỉ dám… báo cáo lại để xem xét xử tiếp.
“Thực tế kiểm tra thì đúng là có việc phân cấp bán hàng theo nhiều cấp nhưng các công ty né quy định bằng hợp đồng đại lý, nhà phân phối… nên rất khó xử lý theo hình thức bán hàng đa cấp. Việc trả hoa hồng cho những người tham gia vào hệ thống khi bán được hàng cũng có nhưng vi phạm đến đâu thì chưa rõ khi chiếu theo các quy định. Hành vi nâng giá sản phẩm lên cao chót vót cũng không có chế tài để xử lý vì các sản phẩm mà họ bán không thuộc diện phải kê khai giá”, chuyên viên quản lý thị trường thừa nhận.
Và Health+ sẽ còn tiếp tục phản ánh trong các bài viết tiếp theo
Bình luận của bạn