Những người có dấu hiệu viêm dạ dày cần phòng tránh ung thư một cách chủ động - ảnh minh họa
Khó tiêu, đau dạ dày, trào ngược acid dùng thuốc không đỡ phải làm sao?
Đau dạ dày có nên bổ sung vitamin C?
Thực hư “thần dược” soda chữa đau dạ dày
Giúp mẹ nhận biết đau dạ dày ở trẻ nhỏ
Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến, gây chết người với vị trí thứ 3 trong nhóm bệnh Ung thư. Số lượng người mắc bệnh đang càng ngày càng tăng ở mức báo động.
Việc duy trì một thói quen và lối sinh hoạt lành mạnh là yếu tố then chốt để đẩy lùi tình trạng bệnh tật. Sau đây là 3 lời khuyên "vàng" dành cho bạn, những người có dấu hiệu viêm dạ dày cần tránh để tăng cơ hội điều trị, phòng tránh ung thư một cách chủ động.
Khi ăn các món cay, đặc biệt những món bị "nhuộm đỏ" bằng ớt, đường tiêu hóa sẽ nóng ran, kích thích dạ dày ở mức cao. Lâu dần dạ dày sẽ bị quá tải và tổn thương, chất cay nóng trong ớt sẽ tấn công mạnh làm các vết thương không thể chữa lành.
Theo một kết quả khảo sát với 200 người khỏe mạnh tham gia nội soi dạ dày để điều tra thói quen ăn uống của họ.
Trong số này, có 126 người ăn ớt, 73 người không ăn ớt, kết quả cho thấy những người ăn ớt có tỷ lệ bị viêm dạ dày cao hơn đáng kể so với người không ăn ớt.
Đặc biệt là những người không ăn ớt có tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mức độ nhẹ thấp hơn đáng kể. Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính, tốt nhất là không nên ăn ớt.
Nước ngọt có chứa carbon dioxide, khi uống vào mùa hè có tác dụng giải nhiệt tức thì nên nhiều người rất thích uống. Nhưng nếu bạn bị viêm dạ dày, thì việc uống nước ngọt trong bữa ăn lại gây hại nhiều hơn lợi.
Bởi vì nước ngọt, soda là một dạng acid pha loãng, bất lợi cho hệ tiêu hóa, carbon dioxide trong soda hay nước ngọt có gas gây kích thích niêm mạc, giảm tiết acid dạ dày, ảnh hưởng đến sự hình thành sản xuất pepsin, làm suy yếu chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Ngoài ra, nước ngọt cũng chứa natri bicarbonate, có thể trung hòa acid trong dạ dày, làm giảm nồng độ acid, làm cho hệ tiêu hóa suy yếu.
Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nếu uống nước ngọt trong bữa ăn, sẽ cảm thấy khó chịu và đau bụng, đầy hơi cùng các triệu chứng bất thường khác.
3. Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc
Trong một điếu thuốc có đến hàng trăm chất khác nhau có thể tác động xấu lên sức khỏe, đặc biệt là khói thuốc lá có thể tấn công trực tiếp hệ hô hấp.
Một cuộc khảo sát vừa được tiến hành với hơn 200 bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính cho thấy, những người không hút thuốc có tỷ lệ tái phát bệnh 38,3%, trong khi những người hút thuốc có tỷ lệ tái phát cao tới 61,7%.
Vì vậy, bệnh nhân viêm dạ dày mãn được bác sỹ khuyên rằng bạn nên bỏ hút thuốc lá, hoặc hạn chế ở mức tối đa, để tạo điều kiện thuận lợi trong trong việc chữa trị sớm.
Bình luận của bạn