Empty
Empty
Empty

Thấm nhuần tinh thần đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, trong giai đoạn khó khăn của đất nước đã kịp thời đề ra chủ trương và phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 - 2008 đã có tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, nhằm phát huy nội lực vượt qua khó khăn, Bộ Chính trị đã ra Thông báo Số 264-TB/TW, ngày 31/7/2009 về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong đó nêu rõ mục đích cuộc vận động là: Phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.

Empty

Hơn 10 năm sau, trước ảnh hưởng tiêu cực to lớn của đại dịch COVID-19, đúng vào ngày kỷ niệm 131 năm Ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thư TW Đảng đã ra Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, trong đó đã tổng kết hơn 10 năm thực hiện Thông báo số 264-TB/TW khẳng định những kết quả đạt được. Đó là, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội... Đồng thời, cũng đúc rút ra những hạn chế. Đấy là kết quả Cuộc vận động chưa thực sự toàn diện; chất lượng, mẫu mã và giá cả của nhiều hàng hoá Việt Nam chưa hấp dẫn người tiêu dùng; tình trạng hàng giả, kém chất lượng, không bảo đảm an toàn gây bức xúc và ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước; việc xây dựng, phát hiện, nhân rộng, biểu dương, tôn vinh các điển hình tốt trong thực hiện Cuộc vận động còn hạn chế. Chỉ thị của Ban Bí thư tiếp tục khẳng định: “Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn hiện nay”.

Kết quả thăm dò dư luận xã hội về việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Viện Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai vào tháng 9/2022 cho thấy, sau hơn một năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, cuộc vận động đã thu được nhiều kết quả đáng phấn khởi.

Empty

Đa số người được hỏi cho rằng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã ít nhiều có hiệu quả đối với việc thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Cuộc vận động đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo ra những chuyển biến trong nhận thức, thái độ và hành vi ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong xã hội. Hiện nay, đa số người dân đã tự xác định tâm thế khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam và khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen nên mua hàng Việt Nam. Nhiều sản phẩm sản xuất trong nước đã được người dân ưa chuộng mua sắm nhiều hơn (như sản phẩm dệt may, nông sản, rau quả, thực phẩm; sản phẩm da, giày dép; đồ gia dụng...).

Các nhà sản xuất, doanh nghiệp trong nước đã đồng hành cùng Cuộc vận động bằng những việc làm thiết thực như: phát triển hệ thống nhà bán buôn, bán lẻ, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm; thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi; coi trọng chế độ bảo hành sản phẩm và cam kết với người tiêu dùng, tăng cường thông tin, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng...

Empty

Năm 2023 này, Bộ Công Thương đã ban hành Chương trình hành động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Chương trình nhằm mục đích tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng để người tiêu dùng trong nước và nước ngoài biết, nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam, từ đó tạo chuyển biến về ý thức trong nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam có chất lượng.

Đồng thời, vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp ngành Công Thương, nâng cao vị thế của hàng Việt Nam, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, hướng tới hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và tự hào sử dụng hàng Việt Nam.

Thực hiện theo tinh thần, chủ đề điều hành của Chính phủ năm 2023 là “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chương trình hành động của Bộ Công Thương cũng nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Tạo nền tảng và môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia đóng góp, tăng trưởng kinh tế thông qua hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý minh bạch; chú trọng vai trò quan trọng của các tập đoàn tổng công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm.

Đồng thời, tăng cường đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối các nhà cung cấp, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tiếp tục cơ cấu lại ngành công nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành nghề chế biến, chế tạo. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa là mục tiêu lớn mà Bộ Công Thương nhắm tới. Theo đó, phát triển nền tảng thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới và các nền tảng số cho các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nhằm kết nối các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử, các nền tảng số.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, thương mại điện tử xuyên biên giới và công nghệ số hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, kết hợp phương thức phân phối hiện đại với phân phối truyền thống tại các địa phương, tập trung vào các vùng nông thôn với các sản phẩm chủ lực.

Tăng cường kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm và nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, hàng hóa gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Empty

Là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng thực phẩm chức năng, năm 2023 cũng là năm thứ 10 Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức xét và trao giải thưởng thường niên “sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng”. Việc xét giải được dựa trên 4 tiêu chí về an toàn, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm; tiêu chuẩn cao trong sản xuất kinh doanh, và những đóng góp ý nghĩa cho xã hội và cộng đồng. Nhằm tôn vinh những sản phẩm Thực phẩm chức năng phục vụ tốt nhất người tiêu dùng, đó cũng là hoạt động lớn hàng năm của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam hưởng ứng tham gia vào cuộc vận động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Empty

Ngành Thực phẩm chức năng đang trở thành một ngành kinh tế - y tế, với tầm nhìn đến 2030 sản xuất thực phẩn chức năng trong nước chiếm 75%, trong đó tự túc nguyên liệu được 60%, xuất khẩu đạt 5 tỷ USD, đạt tỷ lệ người trưởng thành sử dụng thường xuyên thực phẩm chức năng đến 70%, 90% người dân Hiểu đúng - Làm đúng - Dùng đúng thực phẩm chức năng. Mục đích cũng như các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng là nhu cầu tự thân của ngành TPCN Việt Nam.

Với xu hướng bệnh hiện nay, các sản phẩm thực phẩm chức năng nhằm vào mục đích chăm sóc sức khỏe, phòng chống nguy cơ và tác hại của bệnh tật. Cụ thể là chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, tạo sức khỏe sung mãn, hỗ trợ điều trị và phòng chống dịch bệnh, các bệnh mạn tính không lây…

Các doanh nghiệp thực phẩm chức năng, thành viên của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại đáp ứng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và tuân thủ nguyên tắc Thực hành sản xuất tốt GMP-TPCN. Sản phẩm sản xuất bảo đảm tính chất lượng, tính an toàn và tính hiệu quả. Tất cả sản phẩm lưu thông trên thị trường đều được công bố tiêu chuẩn hoặc công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý