Nguy cơ đột quỵ khi massage ít người chú ý

Thao tác massage không chuẩn có thể gây ra hậu quả khôn lường

Lý giải chế độ ăn Địa Trung Hải tốt cho tim mạch

Đột quỵ não sau 6 tháng vẫn còn đau là do đâu?

Cách chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ não

Một tuần chỉ nên ăn mấy gói mì tôm thì không đột quỵ?

Đột quỵ khi đi massage

Theo News Reality, cựu y tá Elizabeth Hughes hiện 56 tuổi. Năm 2010, bà cùng một người bạn đến thư giãn tại một spa. Bà Elizabeth không có vấn đề sức khỏe ngoài hen suyễn nhẹ và thừa cân.

Sau khi được nhân viên bôi thuốc mỡ bắt đầu xoa bóp cổ, bà cảm thấy đau nhức, phản ánh với nhân viên nhưng được lý giải là bà quá căng thẳng và tiếp tục massage. Sau 45 phút massage, bà Elizabeth vẫn còn đau rất nhiều. Người bạn đi cùng được xoa bóp bởi một nhân viên khác thì không có đau đớn gì. Trở về nhà, bà phải dùng thuốc giảm đau. Những ngày sau đó, cổ của bà đau hơn, xuất hiện nôn ói, bà đi khám.

Kết quả kiểm tra cho thấy động mạch cảnh - động mạch chính chạy dọc hai bên cổ bị tổn thương, xuất hiện cục máu đông và sau đó di chuyển lên não. Bà phải ở lại bệnh viện trong 6 tuần để điều trị và tập vật lý trị liệu. Các chuyên gia y tế xác nhận tình trạng đột quỵ của Elizabeth là do việc massage.

Trước đó đã có nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ, chấn thương vì các trị liệu, xoa bóp. Một người đàn ông người Hungary đang sống tại TP.HCM đã tử vong sau khi đi massage. Theo như lời kể của người nhà nạn nhân, trong quá trình massage kỹ thuật viên đã vặn mạnh vùng cổ. Về nhà ông bị đau vùng cổ, chóng mặt và đột quỵ. Do đưa vào bệnh viện cấp cứu trễ nên ông đã tử vong.

Hay một thanh niên 26 tuổi (ở Sóc Sơn, Hà Nội) bất ngờ rơi vào tình trạng ngừng thở, ngừng tim, hôn mê, liệt tứ chi sau khi đi xoa bóp tại nhà thầy lang để chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Bà Elizabeth đã bị đột quỵ sau khi đi massage cổ ở một spa

Những ai không nên đi massage?

Lương Y Vũ Quốc Trung - Phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng (Hà Nội) cho biết, thực chất massage không có gì xấu và nó còn được coi là phương pháp chữa trị không dùng thuốc. Nó tạo cảm giác sảng khoái, giảm stress và hỗ trợ điều trị các bệnh mạch máu, phục hồi gân, cơ, dây chằng sau chấn thương…

Tuy nhiên, người massage phải có trình độ chuyên môn. Cơ sở hoạt động bắt buộc phải có giấy phép hoạt động. Nếu người thực hiện không qua trường lớp bài bản thì rất nguy hiểm cho người được massage. Đột quỵ khi đi massage có thể xảy ra do massage kết hợp với xông hơi không đúng cách hoặc do kỹ thuật viên làm quá mạnh, day vào một số huyệt có tính chất nguy hiểm…

Trường hợp trên, rất có thể trong quá trình thực hiện động tác, kỹ thuật viên đã mạnh tay khiến động mạch cảnh nằm ở vùng cổ - có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não bị tổn thương, xuất huyết tạo thành cục. Cục huyết khối theo máu lên não nên gây đột quỵ. Hơn nữa, người bị bệnh hen không nên làm masaage. Cổ có liên quan đến phế. Xoa bóp, day bấm huyệt ở cổ làm đúng huyệt cấm kỵ có thể gây tai biến, khó thở.

“Người bình thường không nên massage hay xông hơi khi mới vừa ăn no xong vì không có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch. Ngoài ra, người huyết áp cao, bệnh hô hấp, người đang bị sốt cao hay mắc các bệnh ngoài da, vừa uống rượu xong… cũng không nên đi masage” – Lương y Vũ Quốc Trung khuyên.

Theo BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TPHCM, massage là phương pháp dùng bàn tay, ngón tay là chính, nhằm tác động lên da thịt, gân khớp để phòng và chữa bệnh.

Trước khi thực hiện massage, bước đầu tiên là kiểm tra xem họ có bệnh lý gì hay không rồi mới chỉ định có nên điều trị bằng xoa bóp vì mỗi người có những bệnh lý, tình trạng sức khoẻ và cơ địa khác nhau. Thực tế, không ít người hành nghề massage không quan tâm đến độ tuổi, người bệnh khoẻ hay yếu, có bệnh lý về cột sống, tim mạch, huyết áp hay không mà ai cũng thực hiện như nhau: ấn, day, giẫm lưng, bẻ cổ, kéo tóc… do không có kiến thức chuyên môn, học nghề nhau theo kiểu biết gì chỉ đó. Để đạt được các kỹ thuật xoa bóp một cách nhuần nhuyễn, phải cần nhiều thời gian tập luyện. Trung bình một người học xoa bóp để thành thục phải mất 1 - 2 năm.

Nếu không có kỹ thuật, các động mạnh tay gây tác động mạnh đến động mạch cảnh nằm ở vùng cổ, tác động mạnh vào đốt sống rất nguy hiểm vì đây là nơi tập trung nhiều tuỷ sống. Các động tác như đạp chân lên cột sống, vặn cổ, bẻ cổ, bẻ người, khuỷu tay, cổ chân, đầu gối để tạo tiếng kêu rốp rốp… không đúng cách cũng có thể dẫn đến giãn dây chằng, gây co rút cổ, nặng hơn thì bong gân cột sống, giập tuỷ, thậm chí liệt cột sống, mất mạng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn