- Chuyên đề:
- Sốt xuất huyết
Sau mưa lũ, người dân cần loại bỏ các dụng cụ chứa nước - môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng
Sốt xuất huyết vào mùa: Trẻ em là đối tượng cần lưu ý nhất!
Số ca sốt xuất huyết gia tăng ở Hà Nội, cách phòng bệnh?
WHO phê duyệt vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết của Nhật Bản
Podcast: Sốt xuất huyết khi nào nguy hiểm nhất?
Theo cảnh báo của Bộ Y tế, trong và sau các đợt mưa lũ, ngập lụt, sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Một trong số đó là bệnh sốt xuất huyết Dengue lây truyền qua một số loài muỗi như Aedes aegypti, Aedes albopictus, trong đó vector chính là do muỗi vằn Aedes aegypti. Trong buổi Hội thảo trực tuyến về Dự phòng nguy cơ và xử trí một số bệnh thường gặp sau bão lũ do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức, TS.BS Vũ Quốc Đạt - Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới và Can thiệp giảm hại cho biết, muỗi Aedes aegypti có tập tính đẻ trứng ở nơi có nước sạch, như các vật dụng chứa nước ở trong nhà, gần nơi có người sinh sống. Chúng không sinh sôi ở các nguồn nước bẩn, nước tù đọng. Thực tế, sau các đợt mưa lũ, do dịch vụ cung cấp nước sạch bị gián đoạn, người dân có thói quen tích trữ nước sạch trong các chum, vại quanh nhà. Đây mới là môi trường muỗi Aedes aegypti ưa thích.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm với triệu chứng điển hình như đau hốc mắt, đau nhức đầu nghiêm trọng, đau khớp và cơ, sốt cao, buồn nôn và ói mửa... Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, người bệnh đối mặt với những biến chứng sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn. Trong đó, giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào ngày 4-7 kể từ khi bị sốt, người bệnh có nguy cơ xuất huyết với triệu chứng da nổi ban đỏ, xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội, dịch sốt xuất huyết hiện đã bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm của dịch (diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm). Đợt mưa lớn vừa qua do bão YAGI ở miền Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển. Để chủ động phòng bệnh, khi cuộc sống trở lại bình thường, nước lũ rút, người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường sống, diệt muỗi và phòng ngừa muỗi đốt. Cụ thể:
- Tiêu diệt bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên, để không cho muỗi đẻ trứng.
- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Phun hóa chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết.
- Khi có dấu hiệu sốt, nên đến ngay cơ sở y tế để khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Ngày 20/9, vaccine phòng sốt xuất huyết do Hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản được Hệ thống Tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới được phê duyệt sử dụng rộng khắp tại hơn 40 quốc gia, trong đó có những quốc gia có gánh nặng dịch sốt xuất huyết tương tự nước ta như Thái Lan, Brazil, Malaysia. Hiệu quả phòng bệnh của vaccine hơn 80% và ngăn ngừa nguy cơ nhập viện lên đến 90%.
Bình luận của bạn