Sốt xuất huyết vào mùa: Trẻ em là đối tượng cần lưu ý nhất!

Trẻ em bị sốt xuất huyết với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, xuất hiện nốt xuất huyết...

Tác dụng phụ khi điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà

Chủ động phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ

Ho gà ở trẻ em: Cẩn thận nguy cơ cao nhiễm trùng đường hô hấp

Dấu hiệu trẻ bị ho cần nhập viện

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong một tuần, từ ngày 6-13/9, thành phố đã ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết. CDC Hà Nội nhận định, dịch sốt xuất huyết hiện đã bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm của dịch hàng năm (tháng 9 đến tháng 11), với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của muỗi truyền bệnh. Đồng thời, kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới nếu không có biện pháp kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả.

Tại sao trẻ em là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết?

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, chuyên khoa Nhi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là một trong những lý do trẻ em dễ mắc sốt xuất huyết

Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, chuyên khoa Nhi, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là một trong những lý do trẻ em dễ mắc sốt xuất huyết

Trong số các đối tượng dễ mắc phải sốt xuất huyết, trẻ em là đối tượng cần lưu ý nhất. Theo TS.BS Lê Ngọc Duy, chuyên khoa Nhi, trẻ em dễ mắc sốt xuất huyết vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và bản tính hiếu động, ham chơi nên trẻ thường thích chơi những chỗ tối, nơi mà muỗi thường lựa chọn để hoạt động. Bên cạnh đó, do thân nhiệt, nhịp thở của trẻ thường cao hơn người lớn, tình trạng ra mồ hôi ở trẻ nhiều hơn nên muỗi dễ phát hiện và đốt trẻ.

Theo BS. Duy, trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi.

Trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau

Trẻ em mắc sốt xuất huyết thường có biểu hiện đa dạng khác nhau

Giai đoạn sốt

Ở giai đoạn đầu của bệnh trẻ bị sốt cao đột ngột, liên tục. Trẻ còn nhỏ thì bứt rứt, quấy khóc, trẻ lớn hơn thì kêu đau đầu, cảm thấy chán ăn, buồn nôn, biểu hiện da sung huyết (quan sát có thể thấy những chấm xuất huyết dưới da), đau cơ khớp, nhức ở hai hố mắt, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Giai đoạn nguy hiểm

Sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm của bệnh, thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ vào giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương. Nếu tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp. Đặc biệt, trẻ bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…

Giai đoạn phục hồi

Sau giai đoạn nguy hiểm khoảng 48 – 72 giờ là giai đoạn phục hồi, trẻ hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn...

BS. Duy cũng lưu ý, nếu phát hiện trẻ bị sốt ở giai đoạn đầu nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi và tư vấn điều trị. Phụ huynh không nên mua thuốc và chữa trị tại nhà vì có thể gây ra cho trẻ nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng tránh sốt xuất huyết 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra các cách bảo vệ bản thân khỏi muỗi, giúp phòng tránh sốt xuất huyết:

z5848567161031_9bc4eccbf9d868a2e5356f060457b93b
 
Đào Dung
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi