Nguy cơ vaccine COVID-19 giả khi các nước triển khai tiêm chủng toàn cầu

Nhiều tổ chức quốc tế đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ làm giả, lừa đảo bán vaccine - Ảnh minh họa

Thêm 1.276 người được tiêm vaccine phòng COVID-19

Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung vaccine phòng COVID-19

Gần 38.000 người được tiêm vaccine COVID-19, thêm 3 tỉnh sẽ tiêm trong tuần này

Vaccine COVID-19 Spuntnik V của Nga được Việt Nam phê duyệt

Ben West, chuyên gia phân tích an ninh tại Stratfor (công ty nghiên cứu tình báo toàn cầu) đã nghiên cứu các xu hướng khủng bố, tội phạm và gián điệp trên khắp thế giới trong giai đoạn dịch COVID-19, từ đó đúc kết lại các nhận xét sau: Với việc các quốc gia đã và đang dần chấp thuận một số loại vaccine COVID-19, các nhóm tội phạm cũng bắt đầu “nhúng tay” vào chiến dịch tiêm chủng toàn cầu.

Cẩn thận với các nhóm tội phạm

Nhìn chung, các nhóm tội phạm liên quan tới vaccine COVID-19 hiện nay thường ít tham gia vào quá trình vận chuyển vaccine, trừ một vài trường hợp đánh cắp các lô vaccine nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do 2 yếu tố:

- Thứ nhất, vì lợi ích của sức khỏe cộng đồng, vaccine thường được cung cấp cho người dân với chi phí rất thấp hoặc miễn phí. Điều này đồng nghĩa với việc các tổ chức tội phạm sẽ không thu được nhiều lợi nhuận từ việc bán vaccine bị đánh cắp.

- Thứ hai, vaccine COVID-19 thường khó bảo quản và quản lý hơn các loại thuốc mà nhiều tổ chức tội phạm dược phẩm hay nhắm đến.

Mặc dù vậy, chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 vẫn có những “lỗ hổng” để các tổ chức tội phạm khai thác.

Hầu hết các chính phủ vẫn đang phải trang trải chi phí vaccine vì lợi ích sức khỏe cộng đồng, nghĩa là vẫn chưa có sẵn liều lớn vaccine cho đa số dân số nói chung. Với số lượng liều vaccine hạn chế, hầu hết các quốc gia sẽ dành ưu tiên cho các nhân viên y tế, những người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh, người cao tuổi

Do đó, tại các nước phát triển, những người trưởng thành, khỏe mạnh không trong nhóm đối tượng ưu tiên có thể phải đợi vài tháng, thậm chí là lâu hơn (dự tính tới cuối năm 2021 hoặc năm 2022) trước khi họ có thể được tiêm vaccine.

Đây là cơ hội để các tổ chức tội phạm tìm tới những người có nhu cầu tiêm chủng sớm hơn, đề nghị cung cấp cho họ dịch vụ tiêm chủng với mức chi phí đáng kể.

Các công nhân vận chuyển vaccine dưới sự hộ tống của cảnh sát ở Surabaya, Indonesia - Ảnh: JUNI KRISWANTO/AFP 

Với việc bảo quản và quản lý vaccine, trong số 3 loại vaccine hiện đang được nhiều nước phát triển lớn chấp thuận, có 2 loại (vaccine của Pfizer và vaccine của Moderna) yêu cầu phải bảo quản ở trạng thái đông lạnh.

Tuy nhiên, loại vaccine thứ ba - vaccine của AstraZeneca chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh (2 - 7oC), do đó các tổ chức tội phạm sẽ dễ xử lý, tìm cách đánh cắp loại vaccine này.

Chiến thuật phạm tội đã có nhiều thay đổi

Theo Interpol, các tổ chức tội phạm có thể sử dụng nhiều chiến thuật mới để làm giả, lừa bán hoặc đánh cắp vaccine COVID-19:

Mua chuộc, kiểm soát quyền tiếp cận với vaccine

Đây là một trong những cách nhiều tổ chức tội phạm có thể thực hiện, nhằm qua mặt các chương trình tiêm chủng quốc gia. Theo đó, các tổ chức này có thể hối lộ, mua chuộc, thậm chí đe dọa vũ lực những người giám sát quá trình tiêm chủng để giành quyền tiếp cận với vaccine.

Thay vì thực hiện các vụ trộm vaccine đầy rủi ro, cũng như để tránh được các rắc rối, phức tạp trong quá trình vận chuyển, các tổ chức tội phạm có thể nhắm tới vị trí trung gian, đứng ra làm cầu nối giữa khách hàng và nguồn vaccine chính thức.

Ăn cắp và bán lại vaccine

Một cách thức khác thường được các tổ chức tội phạm áp dụng là trực tiếp đánh cắp và bán lại vaccine cho những đối tượng khách hàng không muốn phải chờ đợi tới lượt tiêm vaccine.

Trong giai đoạn dịch COVID-19 vẫn đang gây lo ngại, dường như các tổ chức tội phạm đã chuyển hướng mục tiêu sang trộm cắp các loại vật tư y tế, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), nước rửa tay, bộ xét nghiệm COVID-19…

Ví dụ, ở Tây Ban Nha, PPE và vật tư y tế thậm chí không được xếp vào danh mục hàng hóa trộm cắp năm 2019. Tuy nhiên, các vật dụng này đã chiếm tới 37% tổng số vụ trộm cắp vào năm 2020.

Nhiều báo cáo từ khắp nơi trên thế giới đã chỉ ra các vụ trộm cắp nhắm vào các sản phẩm vật tư y tế. Có thể nhận định các tổ chức tội phạm đã coi đại dịch là cơ hội để kiếm tiền, do đó rất có thể vaccine COVID-19 cũng sẽ trở thành mục tiêu trộm cắp.

Lừa bán vaccine

Nhiều tổ chức tội phạm trực tuyến đã tìm cách lợi dụng tình hình COVID-19 để lừa đảo. Theo đó, nhiều báo cáo cho thấy tình trạng lừa đảo qua mạng năm 2020 đã tăng gấp 4 lần so với năm 2019.

Theo thông tin của Ủy ban Thương mại Liên bang (Mỹ), các chiêu lừa đảo, bán PPE và các bộ xét nghiệm COVID-19 giả qua mạng đã khiến người tiêu dùng Mỹ thiệt hại tới hơn 74 triệu USD. Các tổ chức tội phạm thường nhắm mục tiêu tới các nhóm đối tượng dễ bị tác động, ví dụ như những người cao tuổi.

Nhận thức được nguy cơ tội phạm liên quan tới vaccine COVID-19 sẽ giúp các cá nhân, tổ chức, chính phủ có phương án đối phó kịp thời, đúng đắn.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo Marketwatch)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội