Tại sao bị viêm mủ màng phổi?
Màng phổi gồm 2 lá: lá thành và lá tạng, giữa hai lá là khoang màng phổi. Bình thường, trong khoang màng phổi cũng có một ít dịch và rất ổn định (dịch sinh lý bình thường, khoảng 3ml) để cho màng phổi hoạt động dễ dàng, nhịp nhàng, trơn tru và là sự cân bằng các áp lực. Khoang màng phổi bình thường cũng là một khoang có áp lực âm. Khi bị viêm mủ màng phổi thì có thể là do bị viêm ngay tại khoang màng phổi (viêm thứ phát). Ổ viêm này nếu không phát hiện sớm và điều trị ngay thì nó sẽ phát triển lan ra các vị trí khác của màng phổi và gây mưng mủ.
Hầu hết viêm mủ màng phổi là do nguyên nhân thứ phát, tức là sau áp-xe phổi hoặc viêm phổi, giãn
phế quản, dị vật phổi, tắc mạch phổi bội nhiễm hoặc do ung thư phổi. Các quá trình viêm này xảy ra
liên tục càng ngày càng tiến triển (nếu không được điều trị) rồi chúng lan vào hệ thống máu và bạch
huyết (gây nhiễm khuẩn máu) đi đến màng phổi tạo nên các ổ viêm và tiến triển thành mủ. Một số bệnh
ở thành ngực (vết thương lồng ngực do chấn thương, viêm xương sườn, áp-xe vú...) hoặc bệnh ở trung
thất (rò rỉ khí phế quản, áp-xe hạch trung thất, rò thực quản) hoặc do tổn thương bộ phận nào đó
dưới cơ hoành (áp-xe dưới cơ hoành, áp-xe gan, áp-xe quanh thận...) cũng có thể dẫn đến viêm mủ
màng phổi.
Căn nguyên để gây nên mủ màng phổi là do vi sinh vật (vi khuẩn, virut và vi nấm), riêng vi khuẩn chiếm tỷ lệ khoảng từ 5 - 10% viêm mủ màng phổi. Viêm mủ màng phổi thông thường hay gặp là do vi khuẩn phế cầu (S.pneumoniae) nhưng ở các nước đang phát triển thì viêm mủ màng phổi chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus). Đây là loại vi khuẩn có độc lực mạnh, gây bệnh bằng cả nội và ngoại độc tố cho nên bệnh cảnh lâm sàng rất nặng. Thêm vào đó, tụ cầu vàng là loại vi khuẩn đa đề kháng kháng sinh cho nên rất khó khăn cho việc lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị nếu như không tiến hành phân lập vi khuẩn và thực nghiệm kháng sinh đồ. Hiện nay, người ta gặp căn nguyên vi khuẩn gây viêm mủ màng phổi rất đa dạng, ngoài tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu (S.pyogenes) thì còn gặp các vi khuẩn gram âm như Salmonella, Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Klebsiella pneumoniae, E.coli, Proteus hoặc vi khuẩn lao (M. tuberculosis). Tất nhiên không phải vi khuẩn nào cũng có thể xâm nhập màng phổi và gây bệnh mà phải loại có độc lực mạnh, số lượng xâm nhập nhiều và sức đề kháng của cơ thể yếu.
Biểu hiện rất dễ bỏ qua
Viêm mủ màng phổi có thể xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể xảy ra dạng mạn tính. Trong trường hợp cấp tính, bệnh xảy ra đột ngột, rầm rộ, sốt cao, đau đầu, da xanh, mệt mỏi, gầy sút nhanh do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, do mất nước và chất điện giải. Tuy vậy, cũng có thể gặp dạng giống cảm cúm nên người bệnh hoặc người nhà dễ bỏ qua dẫn đến bệnh nặng.
Bệnh viêm mủ màng phổi thường xảy ra thứ phát sau các bệnh như áp-xe phổi, viêm phế quản, bệnh của lồng ngực nên các triệu chứng không điển hình. Khám bệnh sẽ thấy gõ đục, rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm. Xét nghiệm công thức máu thì bạch cầu sẽ tăng cao. Xquang phổi sẽ thấy màng phổi dày, nếu có tiết dịch thì góc sườn hoành tù. Nếu có điều kiện thì siêu âm màng phổi sẽ cho kết quả chính xác hơn nhiều và chính siêu âm cũng giúp cho việc chọc dò hút dịch, mủ thuận lợi và chính xác hơn.
Khi bệnh không được phát hiện và điều trị tích cực thì bệnh sẽ chuyển sang dạng viêm mủ
màng phổi bán cấp và mạn tính. Lúc này các triệu chứng của bệnh xảy ra từ từ, xuất hiện đau ngực,
khó thở, ho có đờm hoặc khạc ra mủ, mùi hôi (nếu như mủ rò vào phế quản). Cơ thể người bệnh bị suy
kiệt nặng. Biến chứng của viêm mủ màng phổi thường gặp là vỡ ra thành ngực hoặc mủ màng phổi rò qua
khe liên sườn vào dưới da, sau đó vỡ và chảy ra ngoài tạo thành lỗ rò mủ ở thành ngực. Bệnh cũng có
thể biến chứng thành rò vào phế quản, nhu mô phổi. Loại này hay xuất hiện đột ngột, đau nhói ngực,
ho ra máu và ộc ra mủ. Trong trường hợp rò phế quản, nếu không cấp cứu kịp thời có thể bị nghẹt thở
và tử vong. Người ta cũng đã gặp vỡ mủ màng phổi vào thực quản hoặc qua cơ hoành vào ổ bụng gây
viêm màng bụng.
Viêm mủ màng phổi có thể gây nhiễm khuẩn huyết, từ đây gây áp-xe não, thận hoặc chèn ép nhu mô phổi hoặc chèn ép tim. Ngoài ra, với các trường hợp viêm mủ màng phổi được chọc hút hoặc viêm mạn tính gây nên viêm dày dính màng phổi ảnh hưởng lớn đến hô hấp của người bệnh.
Màng phổi gồm 2 lá: lá thành và lá tạng, giữa hai lá là khoang màng phổi. Bình thường, trong khoang màng phổi cũng có một ít dịch và rất ổn định (dịch sinh lý bình thường, khoảng 3ml) để cho màng phổi hoạt động dễ dàng, nhịp nhàng, trơn tru và là sự cân bằng các áp lực. Khoang màng phổi bình thường cũng là một khoang có áp lực âm. Khi bị viêm mủ màng phổi thì có thể là do bị viêm ngay tại khoang màng phổi (viêm thứ phát). Ổ viêm này nếu không phát hiện sớm và điều trị ngay thì nó sẽ phát triển lan ra các vị trí khác của màng phổi và gây mưng mủ.
Tổn thương viêm mủ màng phổi trên phim CT.
|
Căn nguyên để gây nên mủ màng phổi là do vi sinh vật (vi khuẩn, virut và vi nấm), riêng vi khuẩn chiếm tỷ lệ khoảng từ 5 - 10% viêm mủ màng phổi. Viêm mủ màng phổi thông thường hay gặp là do vi khuẩn phế cầu (S.pneumoniae) nhưng ở các nước đang phát triển thì viêm mủ màng phổi chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus). Đây là loại vi khuẩn có độc lực mạnh, gây bệnh bằng cả nội và ngoại độc tố cho nên bệnh cảnh lâm sàng rất nặng. Thêm vào đó, tụ cầu vàng là loại vi khuẩn đa đề kháng kháng sinh cho nên rất khó khăn cho việc lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị nếu như không tiến hành phân lập vi khuẩn và thực nghiệm kháng sinh đồ. Hiện nay, người ta gặp căn nguyên vi khuẩn gây viêm mủ màng phổi rất đa dạng, ngoài tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu (S.pyogenes) thì còn gặp các vi khuẩn gram âm như Salmonella, Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Klebsiella pneumoniae, E.coli, Proteus hoặc vi khuẩn lao (M. tuberculosis). Tất nhiên không phải vi khuẩn nào cũng có thể xâm nhập màng phổi và gây bệnh mà phải loại có độc lực mạnh, số lượng xâm nhập nhiều và sức đề kháng của cơ thể yếu.
Biểu hiện rất dễ bỏ qua
Viêm mủ màng phổi có thể xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể xảy ra dạng mạn tính. Trong trường hợp cấp tính, bệnh xảy ra đột ngột, rầm rộ, sốt cao, đau đầu, da xanh, mệt mỏi, gầy sút nhanh do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, do mất nước và chất điện giải. Tuy vậy, cũng có thể gặp dạng giống cảm cúm nên người bệnh hoặc người nhà dễ bỏ qua dẫn đến bệnh nặng.
Tổn thương viêm mủ màng phổi trên phim Xquang.
|
Bệnh viêm mủ màng phổi thường xảy ra thứ phát sau các bệnh như áp-xe phổi, viêm phế quản, bệnh của lồng ngực nên các triệu chứng không điển hình. Khám bệnh sẽ thấy gõ đục, rung thanh giảm, rì rào phế nang giảm. Xét nghiệm công thức máu thì bạch cầu sẽ tăng cao. Xquang phổi sẽ thấy màng phổi dày, nếu có tiết dịch thì góc sườn hoành tù. Nếu có điều kiện thì siêu âm màng phổi sẽ cho kết quả chính xác hơn nhiều và chính siêu âm cũng giúp cho việc chọc dò hút dịch, mủ thuận lợi và chính xác hơn.
Nguyên tắc chung của điều trị là bệnh cấp tính thì điều trị bảo tồn, mạn tính thì can thiệp bằng ngoại khoa trên tinh thần càng sớm càng tốt. Cần sử dụng kháng sinh thích hợp kèm theo nâng thể trạng và các loại thuốc chống viêm khác. |
Viêm mủ màng phổi có thể gây nhiễm khuẩn huyết, từ đây gây áp-xe não, thận hoặc chèn ép nhu mô phổi hoặc chèn ép tim. Ngoài ra, với các trường hợp viêm mủ màng phổi được chọc hút hoặc viêm mạn tính gây nên viêm dày dính màng phổi ảnh hưởng lớn đến hô hấp của người bệnh.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn