Độc tố trong nấm ma gây rối loạn tiêu hóa
19 bệnh nhân ngộ độc nấm rừng đã ra viện
Kịp thời xử lý ngộ độc nấm rừng tại Lai Châu
Hơn 40 công nhân bị ngộ độc sau khi ăn trưa
Nhiều trẻ ngộ độc chì từ thuốc cam rởm
Theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm phòng chống nhiễm độc, Học viện Quân Y: Loài nấm đã gây ngộ độc cho người dân ở Lai Châu là nấm Ma (tên khoa học là Omphalotus nidiformis). Loài nấm này thường gặp ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và đã gây ra nhiều vụ ngộ độc tại các tỉnh Bắc Kạn, Sơn La,…
Nấm ma thường có các đặc điểm nhận dạng sau:
- Nấm thường mọc trên cây gỗ mục trong rừng thành từng đám lớn.
- Hình thể của nấm: là dạng thể quả; mũ nấm hình quạt hoặc hình phễu, màu trắng hoặc màu kem hoặc xám hoặc hơi vàng (phụ thuộc vào nấm mọc trên loài cây gỗ mục nào), giữa mũ nấm thường có màu thậm hơn, khi già mép mũ nấm thường cuốn xuống, đường kính mũ 2–10 cm (tùy theo nấm non hay trưởng thành và tùy theo chất dinh dưỡng trong gỗ mục); phiến nấm màu trắng đến hơi vàng, hơi xám; cuống nấm thường đính lệch vào mũ, dài 2 – 4 cm; thịt nấm màu trắng.
- Đặc biệt, loài nấm này phát sáng trong đêm khi trời ẩm, sau cơn mưa.
Theo TS.Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục ATTP: Độc tố của nấm ma là illudin. Đây là một chất phát quang hay còn gọi là chất lân tinh (phát sáng trong bóng tối). Loài nấm này gây rối loạn tiêu hóa và không gây chết người. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau ăn nấm khoảng 30 phút – 3 giờ (tùy theo số lượng nấm đã ăn và lượng thức ăn kèm theo) với biểu hiện: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng (gây co thắt, kích thích đường tiêu hóa). Điểm đặc biệt của loài nấm này là thường không gây ỉa chảy.
Khi không may ăn phải loại nấm này, bệnh nhân cần được tiến hành sơ cứu sớm như: Gây nôn, rửa dạ dày (tại tuyến y tế cơ sở hoặc ở tuyến bệnh viện nếu bệnh nhân đến sớm). Cho uống than hoạt (1g/kg thể trọng) kèm 4 gói sorbitol (5g/gói) ; truyền dịch hoặc uống oresol; điều trị triệu chứng. Thông thường bệnh nhân sẽ khỏi trong vòng 3 – 5 ngày.
Bình luận của bạn