Vụ án xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm đã được đưa vào diện Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tiêu cực, lãng phí theo dõi, chỉ đạo - Ảnh minh họa.
Bộ Công Thương: Xử lý hơn 3.100 vụ vi phạm trong tháng cao điểm
Giải pháp nào giúp kiểm soát chất lượng hàng hóa, ngăn chặn hàng giả?
“Mũi nhọn” trong cuộc chiến chống lại “ma trận hàng giả”
Diễn đàn Quốc hội bóc tách vấn nạn gian lận thương mại
Đây là kết quả mở rộng điều tra từ vụ án “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ” xảy ra tại Công ty TNHH Khoa học TSL và các đơn vị liên quan.
Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm bị khởi tố trong vụ án thứ 2
Theo đó, tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 18 bị can và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 25 địa điểm về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty TNHH Khoa học TSL và các cơ quan, tổ chức liên quan.
Cụ thể, khởi tố 5 bị can về hành vi "Nhận hối lộ" đối với:
Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế; Nguyễn Hùng Long, nguyên Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế; Đinh Quang Minh, nguyên Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm; Lê Thị Hiên, nguyên Chuyên viên Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo An toàn thực phẩm; Nguyễn Thị Minh Hải, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo an toàn thực phẩm.

4/5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm trong đó có nguyên Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong tiếp tục bị khởi tố tại vụ án thứ 2 vì tội nhận hối lộ - Ảnh: Bộ Công An
Khởi tố 9 bị can, bắt tạm giam về hành vi "Nhận hối lộ" đối với:
Ông Lê Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế (nguyên Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn và kiểm nghiệm, Cục An toàn thực phẩm); Phạm Văn Hinh, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền thông; Nguyễn Thị Phương Lan, Trưởng Phòng quản lý tiêu chuẩn và kiểm nghiệm; Lã Thái Bình, Phó Trưởng phòng Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền thông; Đinh Cao Cường, Chuyên viên Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền thông; Phạm Tuyết Mai, Viên chức Văn phòng Ủy ban Codex Việt Nam (nguyên nhân viên hợp đồng Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo An toàn thực phẩm); Phạm Duy Bình, nguyên chuyên viên Trung tâm Ứng dựng và Đào tạo An toàn thực phẩm; Nguyễn Thị Minh, Chuyên viên Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo An toàn thực phẩm; Lê Văn Nam, Chuyên viên Phòng Quản lý sản phẩm thực phẩm.

Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh Lê Hoàng (nguyên Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn và kiểm nghiệm, Cục An toàn thực phẩm) tại Cơ quan điều tra - Ảnh: VTV
Khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hoàng Thanh Hà, phó trưởng Phòng quản lý sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi).
Khởi tổ bị can đối với Nguyễn Quang Hưng, Tổng giám đốc Công ty CP Dược phẩm Novaco, về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Thị Loan, Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Canada Việt Nam và Trần Quang Hải, Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty CP dịch vụ thực phẩm quốc tế Fosy, về tội đưa hối lộ.
Cơ quan điều tra cũng thực hiện lệnh khám xét 25 địa điểm gồm chỗ ở, nơi làm việc của các bị can tại Cục An toàn thực phẩm và Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên, văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Hiện, văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đang tiến hành điều tra mở rộng vụ án, làm rõ toàn bộ sai phạm của các cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 13/5, ông Phong và 4 nguyên cán bộ của Cục An toàn thực phẩm đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) khởi tố trong vụ án khác liên quan Công ty MEDIUSA sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.
Công ty TSL thời gian gần đây bị nhắc tên do liên quan đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả. Như vụ việc làm giả thực phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2, Công ty Herbitech đã sử dụng các phiếu kết quả thử nghiệm giả của TSL để sản xuất, gia công và công bố sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
Công ty TNHH Khoa học TSL thành lập tháng 1/2017, giới thiệu là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm toàn diện và chuyên nghiệp từ khâu nhận mẫu đến trả kết quả tại Việt Nam.
Nhận hối lộ hơn 75 tỷ đồng để cấp hơn 10.000 giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm
Vụ án xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm đã được đưa vào diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí theo dõi, chỉ đạo do tính chất nguy hại ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Theo bản tin phát sóng trên chương trình thời sự VTV1 tối 14/7, bước đầu Cơ quan điều tra xác đinh nhiều chục tỉ đồng đã được hối lộ cho các nghi phạm để cấp hàng nghìn giấy tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm, đồng nghĩa rất nhiều sản phẩm giả đã được bán ra thị trường.
Các thực phẩm bảo vệ sức khỏe với hàng ngàn sản phẩm được công bố có tính năng, tác dụng cụ thể như hỗ trợ gan, tim mạch… Điều kiện để được sản xuất là phải được Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thẩm định hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm.
Trong đó, yêu cầu quan trọng nhất là bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế hồ sơ được các doanh nghiệp thường không đạt vì vậy các cán bộ, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm đã sử dụng các tài liệu khác để hợp thức hóa cho doanh nghiệp.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy các bị can đã nhận hối lộ trên 75 tỉ đồng. Trong đó, hành vi nhận hối lộ có tổ chức từ nhân viên đến lãnh đạo, trung tâm, Cục.
Số tiền sau khi nhân viên nhận từ doanh nghiệp sẽ được chia cho các cá nhân, riêng nguyên cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, giai đoạn từ 2015-2024 đã chiếm đoạt số tiền trên 60 tỉ đồng.
Tại cơ quan điều tra, bị can Phạm Văn Hinh khai "khi ký giấy xong thì doanh nghiệp sẽ gửi tiền cho chuyên viên, gửi lại cho lãnh đạo cục 50%, còn lại chuyển cho lãnh đạo phòng và quỹ sinh hoạt chung của phòng là 50%.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, các nghi phạm đã nhận hối lộ của các cá nhân, tổ chức để cấp khống khoảng hơn 10 nghìn giấy tiếp nhận đăng ký hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm.
"Sản phẩm nhận được thì có một phần chi cho anh em làm trực tiếp, một phần để có phòng quỹ cho các nội dung chung hoạt động của phòng", bị can Lê Hoàng khai.
Bình luận của bạn