Lực lượng công an kiểm tra đường dây tân dược giả - Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng
Bộ Y tế chỉ đạo điều trị, chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi trong sự việc tại BVĐK Nam Định
Thực phẩm "bẩn" đe dọa bếp ăn tập thể
Bộ Y tế: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa
Xử lý hơn 34.000 vụ buôn lậu, hàng giả đầu năm 2025
Đây là con số được báo cáo trong buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025.
Cụ thể, các đơn vị, địa phương đã tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bắt giữ, xử lý hơn 34.000 vụ việc vi phạm. Trong đó: Hơn 8.200 vụ liên quan đến buôn bán, vận chuyển hàng cấm và hàng lậu; Hơn 25.100 vụ gian lận thương mại và gian lận thuế; Hơn 1.100 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ.
Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước đạt hơn 4.897 tỷ đồng. Ngoài ra, các cơ quan đã khởi tố gần 1.400 vụ án hình sự, với hơn 2.100 đối tượng bị xử lý theo pháp luật.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc bảo vệ sức khỏe, quyền, lợi ích của nhân dân, người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan chức năng thời gian qua trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa. Thủ tướng biểu dương lực lượng công an đã có nhiều nỗ lực, bám sát tình hình, triển khai công tác nghiệp vụ.
Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa vẫn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, sức khỏe người dân và gây hoang mang dư luận. Thủ tướng nhận định nguyên nhân đến từ sự chỉ đạo thiếu sâu sát, chưa kịp thời và hiệu quả ở một số bộ ngành địa phương. Một số cá nhân tham gia công tác phòng chống lại có vi phạm, điển hình là việc khởi tố nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm.
Về mặt quy định pháp luật còn lạc hậu, công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn chồng chéo, việc quản lý thương mại điện tử chưa theo kịp thực tiễn.
Chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân là trên hết
Để bảo vệ sức khỏe, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh việc bảo vệ sức khỏe, quyền, lợi ích của nhân dân, người tiêu dùng phải được đặt lên hàng đầu. Về quan điểm, đây cũng là công việc quan trọng của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền phải vào cuộc, tăng cường quản lý nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành, huy động sự vào cuộc của nhân dân; là nhiệm vụ mang tính lâu dài, phải làm thường xuyên, toàn diện, không ngừng nghỉ.
Về nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng, trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế đóng vai trò chủ lực, cương quyết đấu tranh và đẩy lùi, chấm dứt tình trạng thuốc giả - Ảnh: VGP
Về phía Bộ Y tế, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện các công việc, đặc biệt là kiểm soát không để thuốc giả, thuốc nhập lậu không rõ nguồn gốc, xuất xứ vào Việt Nam, đóng vai trò chủ lực, cương quyết đấu tranh và đẩy lùi, chấm dứt tình trạng thuốc giả, coi việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết.
Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Công Thương phối hợp các cơ quan liên quan tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là đối với thực phẩm giả, thuốc chữa bệnh giả không rõ nguồn gốc. Các quy định về hậu kiểm, cấp phép hàng hoá phải được hoàn thiện trên tinh thần là kiểm soát được nhưng phải bảo đảm thông thoáng, tích cực áp dụng chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu.
Thủ tướng cũng chỉ đạo xây dựng Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi các nghị định, thông tư hướng dẫn đã lạc hậu, tăng cường chế tài xử lý, nêu cao tính tự giác của các chủ thể liên quan và nâng cao tinh thần hưởng ứng của nhân dân.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nghiên cứu bổ sung chế tài xử lý những người lợi dụng uy tín của mình để quảng cáo sai sự thật, nhất là trên môi trường mạng; cùng các cơ quan liên quan ngăn chặn những quảng cáo sai sự thật kiểu "thuốc chữa bách bệnh".
Bình luận của bạn