Sữa chua Fristi bị khách hàng phát hiện có chứa dị vật bên trong (Ảnh: Tầm nhìn)
Làm sao để phân biệt sữa rởm, sữa kém chất lượng?
Uống sữa chua miễn phí, 24 học sinh bị ngộ độc
Lộ diện "thủ phạm" gây ngộ độc thực phẩm tại trường học
Chọn sữa sai: Con “mãi không lớn”!
Nghi ngộ độc do sữa Dutch Lady
Có vẻ Dutch Lady "không có duyên" khi làm từ thiện, khi có tới 2 lần Công ty TNHH FrieslandCampina Vietnam (đơn vị quản lý nhãn hiệu sữa Dutch Lady) phát sữa miễn phí cho học sinh các trường tiểu học để rồi học sinh có biểu hiện ngộ độc.
Gần đây nhất vào ngày 14/12, 24 học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu) nhập viện trong tình trạng chóng mặt, đau đầu, đau bụng, nôn mửa… sau khi ăn sữa chua Dutch Lady tại trường. Được biết, đây là chương trình rửa tay và phát sữa chua miễn phí cho các em học sinh trong trường do hãng xà bông Life Bouy kết hợp với nhãn Dutch Lady (FrieslandCampina) tổ chức. Các sản phẩm sữa chua của Dutch Lady đã được thu về và mang đi kiểm nghiệm.
24 học sinh của Trường Đinh Tiên Hoàng nhập viện sau khi ăn sữa chua
Trước đó, vào tháng 4/2014, nhóm tiếp thị sữa Cô gái Hà Lan của Dutch Lady đã đến trường Tiểu học xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định để tặng sữa cho gần 590 học sinh ở đây. Sau khi uống xong, 12 học sinh của trường có biểu hiện ngộ độc. Theo giáo viên của trường Mỹ Tân, sản phẩm sữa mà các em học sinh được phát chỉ còn một tháng nữa là hết hạn sử dụng.
Không chỉ không có duyên với việc từ thiện, Dutch Lady cũng "không được lòng khách hàng", khi nhãn hàng này bị khách hàng "phàn nàn" nhiều lần về chất lượng sản phẩm.
Vào tháng 6/2015, sản phẩm sữa chua uống Fristi của Dutch Lady bị người tiêu dùng "tố" có dị vật lạ. Theo đó, khách hàng Nguyễn Thị Hoài Minh (sinh năm 1980, Đắk Lắk) đã khiếu nại sản phẩm sữa Fristi của công ty Dutch Lady kém chất lượng. Hai lốc sữa Fristi có ngày sản xuất 14/6/2015 và hạn sử dụng đến ngày 14/1/2016. Khi sử dụng, sữa không thể hút từ bình lên. Khi kiểm tra hộp sữa thì thấy có dị vật lạ, hình dáng như ruột một con hến. Bên trong, nước sữa có màu đen như nước cống.
Bên cạnh dòng sữa chua, sản phẩm sữa nước của hãng cùng từng khiến khách hàng hoang mang. Vào năm 2012, khách hàng Mai Tú Anh đã phát hiện 1 trong 4 hộp sữa tươi tiệt trùng hiệu Dutch Lady bị căng phồng bất thường dù hộp sữa vẫn chưa được bóc ra.
Năm 2010, khách hàng Nguyễn Trọng Vinh (29 Khu tập thể 32 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) cũng bày tỏ bức xúc xung quanh chất lượng sản phẩm của dòng sữa tiệt trùng Dutch Lady.
Hộp sữa bên phải bốc mùi chua và nổi "lợn cợn" bất thường (Nguồn: VTC)
Anh Vinh đã mua 1 vỉ (4 hộp loại 180ml) sữa tiệt trùng Dutch Lady (vị socola) tại siêu thị trong Tràng Tiền Plaza (24 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tuy nhiên, khi con trai khách hàng này uống sữa, phát hiện sữa mùi vị chua, nổi những lợn cợn bất thường. Qua kiểm tra nhãn mác, hộp sữa này vẫn còn hạn sử dụng đến 18/1/2011.
Trong năm 2009, sữa tiệt trùng Dutch Lady Vivinal GOS 110 ml và 180 ml bị khách hàng tố gây dị ứng cho trẻ. Sau khi nhân được phản ánh của người tiêu dùng, công ty FrieslandCampina Việt Nam đã cho thu hồi 2 triệu thùng sữa Dutch Lady Vivinal (tương đương hơn 15.000 tấn).
Muôn vàn cách cãi để chối... lỗi
Sau khi phản ánh sự việc các sản phẩm Dutch Lady kém chất lượng, Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam, (đơn vị quản lý nhãn hiệu sữa Dutch Lady) vào cuộc. Và đây là kết luận "phổ biến" nhất hay được đưa ra: Kết quả kiểm định trên các mẫu lưu cùng lô với lô thành phẩm sữa của khách hàng đã phản ánh đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đúng với Công bố Chất lượng của công ty tại Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế Việt Nam. Tuy nhiên, sữa hộp giấy, do tác động của ngoại lực trong quá trình vận chuyển, bảo quản, có thể gây ra những vết trầy xước hoặc vết thủng nhỏ trên bao bì mà vi khuẩn có thể xâm nhập vào được. Việc nhiễm khuẩn có thể làm cho hộp sữa có hiện tượng căng phồng, lợn cợn, sánh đặc hoặc làm thay đổi mùi, vị của sản phẩm.
Các nhà sản xuất vẫn luôn có những xác suất lỗi tính theo phần triệu cho sản phẩm của mình từ khâu sản xuất đến khâu phân phối đến tay người tiêu dùng. Điều đó cũng có nghĩa là trong 1 triệu khách hàng sẽ có 1 - 2 người gặp phải sản phẩm không đạt chất lượng. Tuy nhiên, công ty sữa lại không hề hướng dẫn cho người tiêu dùng cách xử trí thế nào khi gặp xác suất trên. Bởi vậy mới có tình trạng người tiêu dùng gặp sản phẩm kém chất lượng, họ có quá ít lựa chọn hoặc là vứt bỏ sản phẩm hoặc là "bỏ công" đi phản ánh đến nhà sản suất hay báo chí. Trường hợp khách vứt bỏ hộp sữa có vấn đề thì không có gì để nhà sản xuất bận tâm. Nhưng khi họ bỏ công phản ánh thì thường được câu trả lời chẳng mấy rõ ràng, lần nào cũng như lần nào.
Theo lý luận của nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ, sản phẩm của họ phải được xác xuất lỗi phần triệu. Có nghĩa, còn lâu 1 người tiêu dùng mới mua phải sản phẩm lỗi lần thứ 2.
Quay trở lại với câu chuyện ngộ độc sữa chua Dutch Lady mới đây, hãng sữa cho rằng cơ địa trẻ là nguyên nhân gây... dị ứng. Làm thế nào để có sự trùng hợp ngẫu nhiên là có nhiều trẻ cùng có cơ địa dị ứng tại cùng 1 địa điểm trong cùng 1 thời điểm như vậy vẫn là điều khó hiểu với các chuyên gia dinh dưỡng!?
"Cả vài ngàn trẻ mới có 1 trẻ bị dị ứng. Thế mà ở đây có tới 24 trẻ bị... dị ứng cùng lúc thì thật là quá trùng hợp. Tôi không biết có thể tin lời giải thích của hãng sữa được không", một chuyên gia dinh dưỡng bình luận.
Cũng xin phép dùng bình luận này thay cho lời kết!
"Có thể tin lời giải thích của hãng sữa được không!?"
Khi mà những vụ ngộ độc hoặc nghi vấn chất lượng sản phẩm cứ liên tiếp xảy ra!
Bình luận của bạn