Nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ
Làm gì khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu với trà atiso đỏ - hibiscus
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Phụ nữ dễ bị nhưng cũng dễ phòng!
Nhiễm trùng tiết niệu tái đi tái lại, phòng ngừa thế nào?
Lười uống nước
Khi bị nhiễm trùng đường tiểu bạn thường xuyên phải đi tiểu nên rất lười uống nước vì nghĩ mình sẽ phải đi tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên không uống nước nước có thể khiến bạn bị nhiễm trùng đường tiểu nặng hơn. Lười uống nước có thể khiến cơ thể bị mất nước và làm cho các vi khuẩn sinh sôi trong bàng quang. Uống nước thường xuyên và đi tiểu giúp làm sạch bàng quang, đào thải các độc tố có hại ra khỏi cơ thể và giảm đau khi gặp phải các triệu chứng của bệnh. Bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
Lười uống nước khiến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu nặng lên
Nhịn đi tiểu
Nhịn tiểu thường xuyên không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn khiến đường tiết niệu của bạn bị viêm nhiễm nặng hơn. Khi nhịn tiểu, các vi khuẩn sẽ sinh sôi trong bàng quang của bạn.
Tự ý dùng thuốc
Tự ý dùng thuốc khi nhiễm trùng đường tiểu có thể khiến bệnh của bạn nặng hơn. Nếu không điều trị sớm, nhiễm trùng đường tiểu có thể tiến triển thành nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang), nhiễm trùng thận cấp tính.
Không nên tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sỹ
Tự ý ngừng uống thuốc kháng sinh khi bệnh đỡ
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu có thể cải thiện ngay khi bạn uống 2 liều kháng sinh. Nhưng bạn không nên ngừng uống kháng sinh khi thấy triệu chứng giảm, bởi vi khuẩn gây nhiễm trùng vẫn chưa được tiêu diệt. Uống thuốc kháng sinh không đủ liều có thể khiến bạn bị kháng thuốc kháng sinh.
Quan hệ tình dục
Bạn nên tránh quan hệ tình dục khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Nó có thể khiến vi khuẩn từ âm đạo vào bàng quang và gây nhiễm trùng mới. Vì vậy bạn chỉ nên quan hệ tình dục khi bệnh nhiễm trùng đường tiểu đã khỏi hẳn.
Bình luận của bạn