Nhiều bệnh nhân đành "chịu chết" vì vi khuẩn kháng thuốc?

Khi mà vi khuẩn đã nhờn thuốc, không bị tiêu diệt khiến việc điều trị khó khăn

5 thực phẩm ít chất béo tưởng tốt nhưng lại vô cùng tồi cho sức khỏe

Bà bầu tăng cân chậm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

“Chuyện ấy” đem điều gì đến cho bạn?

Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng cỏ lúa mì

Khi vi khuẩn "khỏe" hơn kháng sinh

Tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 diễn ra trong hai ngày 13 – 14/4 tại Hà Nội, GS Bình bày tỏ lo ngại về tình trạng kháng thuốc, kháng kháng sinh tại Việt Nam. Số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Nhất là tại các Đơn vị chăm sóc tích cực tình trạng này càng đáng ngại, Đây là nơi tập trung bệnh nhân nặng nhất, qua rất nhiều tuyến điều trị, bị kháng thuốc khiến việc điều trị càng khó khăn. Vì kháng thuốc, vi khuẩn khó bị tiêu diệt, bệnh tật sẽ nặng hơn, chi phí tốn kém hơn…

Theo một nghiên cứu, tỷ lệ kháng với kháng sinh carbapenem- nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay lên đến 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, trong khi các quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 thì Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo hơn, nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc kháng sinh.

Trong khi đó, lịch sử sáng chế kháng sinh và quá trình phát triển của nó cho thấy tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp so với mức độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Theo đó, những năm 1940 kháng sinh đầu tiên được phát minh là penicillin nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện vi khuẩn kháng loại thuốc này.

GS Bình giải thích rõ: “Đa kháng là tình trạng không nhạy cảm với ít nhất một kháng sinh trong ít nhất là 3 nhóm kháng sinh. Kháng mở rộng là chỉ còn nhạy cảm với một hoặc hai nhóm kháng sinh. Toàn kháng là không nhạy cảm với tất cả các nhóm kháng sinh. Tôi muốn nói rõ các khái niệm này để mọi người có thể dễ hiểu hơn, nôm na nếu bị kháng kháng sinh, nhất là rơi vào tình trạng toàn kháng thì không có loại kháng sinh để điều trị, tiêu diệt vi khuẩn đó.

Khi không còn thuốc điều trị, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận cái chết. Trong thực tế điều trị, rất nhiều bệnh nhân kháng thuốc khiến bác sĩ phải đổi kháng sinh đắt tiền, chi phí điều trị tốn kém hơn rất nhiều lần.

Kháng sinh mới phát triển không kịp tốc độ vi khuẩn kháng thuốc

Hơn nữa, để tìm ra một loại kháng sinh mới cần nhiều thời gian và rất tốn kém. Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1987, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh và từ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra. Trong khi đó, các báo cáo về vi khuẩn kháng các loại kháng sinh cũ ngày càng tăng lên. Sự xuất hiện của các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh khiến thế giới lo ngại, bởi siêu vi khuẩn là loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.

Các kháng sinh mới thì chưa được tìm ra, còn kháng sinh cũ ngày càng bị kháng thuốc nhiều hơn. Các chuyên gia thế giới lo ngại một ngày “vũ khí” chống vi khuẩn không còn, do vi khuẩn kháng lại hết những vũ khí ấy.

Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không tùy tiện tự ý dùng thuốc kháng sinh, khi dùng phải theo chỉ định, đúng liều, không bỏ dở liệu trình. Đừng băn khoăn khi bác sĩ kê kháng sinh “nhẹ”, kháng sinh cũ bởi trong y khoa, dù là kháng sinh cũ nhưng bệnh nhân chưa kháng thuốc, thuốc còn nhạy với vi khuẩn sẽ ưu tiên sử dụng.

Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng người dân tự ý sử dụng kháng sinh rất phổ biến. Muốn mua kháng sinh dễ như mua mớ rau, ra hiệu thuốc hỏi là có thể được bán. Một khảo sát của Bộ Y tế cho thấy ở khu vực thành thị có đến 88% kháng sinh được bán ra mà không cần kê đơn, trong khi ở nông thôn tỉ lệ này còn cao hơn, lên đến 91%.

Trước tình trạng kháng kháng sinh, mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020. Nhóm sẽ có nhiệm vụ tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin