Ai có nguy cơ cao xuất hiện cục máu đông?

Cục máu đông có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của cơ thể

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang có cục máu đông

Nhận diện cục máu đông nguy hiểm trong cơ thể

Chân sưng to bất thường cẩn thận có cục máu đông

Dùng testosterone bổ sung dễ xuất hiện cục máu đông

Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Tôi nghĩ mẹ bạn đã nói đúng trong trường hợp này. Một nghiên cứu được công bố năm ngoái trên Tạp chí Circulation của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã xác định được mối liên hệ giữa chiều cao với nguy cơ phát triển cục máu đông.

Trong nghiên cứu, những người đàn ông có chiều cao dưới 1m60 có nguy cơ phát triển cục máu đông trong tĩnh mạch ít hơn 65% so với những người đàn ông cao hơn 1m87.

phụ nữ, khả năng phát triển cục máu đông của người cao dưới 1m54 thấp hơn 69% so với những người cao 1,82m hoặc cao hơn. Đối với đàn ông, chiều cao có thể liên quan đến cục máu đông trong phổi, chân và các vị trí khác. Với phụ nữ, chiều cao có liên quan đến cục máu đông ở chân.

Khả năng đông máu rất quan trọng với sự sống của chúng ta. Khi chấn thương xảy ra, các yếu tố có trong máu và huyết tương phối hợp với nhau và tạo thành cục máu đông để làm chậm hoặc ngừng dòng máu chảy ra tại vị trí này. Khi vết thương lành lại, cục máu đông sẽ tan biến. Tuy nhiên, cục máu đông cũng có thể hình thành bên trong cơ thể mặc dù bạn không gặp chấn thương. Sự tồn tại của những cục máu đông này có thể gây nguy hiểm vì chúng làm hạn chế lưu lượng máu lưu thông. 

Các cục máu đông có thể rời khỏi vị trí để đi đến các bộ phận khác trên cơ thể. Cục máu đông di chuyển đến tim và phổi có thể gây nguy hiểm tính mạng. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, có khoảng 60.000 đến 100.000 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm là do cục máu đông. 

Không chỉ chiều cao mà thừa cân, béo phì, hút thuốc, mang thai, nằm hoặc ngồi bất động trong thời gian dài, tăng huyết áp, cholesterol cao, lịch sử gia đình cũng là những yếu tố nguy cơ gây cục máu đông. Bạn không thể giảm chiều cao của mình để giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông nhưng bạn có thể thay đổi lối sống để kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh. 

Bạn nên giảm cân, tập thể dục thường xuyên và ngừng hút thuốc lá. Những điều này không chỉ làm giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông mà nó còn góp phần cải thiện sức khỏe nói chung. Khi đi máy bay, đi tàu.... phải ngồi hàng giờ liền thì bạn nên cố gắng duỗi chân và tránh bắt chéo chân. 

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Dailyjournalonline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị