5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang có cục máu đông

Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu của cơ thể

Nhận diện cục máu đông nguy hiểm trong cơ thể

Dùng sản phẩm nào để ngăn ngừa cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ?

Chân sưng to bất thường cẩn thận có cục máu đông

Dùng testosterone bổ sung dễ xuất hiện cục máu đông

Theo tiến sỹ Luis Navarro - Người sáng lập Trung tâm Điều trị Tĩnh mạch ở thành phố New York (Mỹ): “Khi cục máu đông hình thành trong các tĩnh mạch sâu (hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu) chúng có thể gây đau đớn và nguy hiểm. Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra nếu cục máu đông di chuyển vào phổi và ngăn chặn quá trình lưu thông máu. Do đó, mọi người nên nhận biết sớm các dấu hiệu của cục máu đông”.

Sưng ở một chân

Trong hầu hết các trường hợp, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây sưng phù chân. Vùng bị sưng thường là ở dưới đầu gối và hiếm khi người bệnh bị sưng cả 2 chân. Theo Tiến sỹ Patricia Vassallo - Phó Giáo sư tim mạch tại Đại học Northwestern (Mỹ): “Nguyên nhân khiến người bệnh bị sưng chân là do cục máu đông hình thành ngăn máu không thể trở lại tim, từ đó khiến máu bị ứ đọng ở chân”.

Chân sưng phù là dấu hiệu thường gặp của huyết khối tĩnh mạch sâu

Da chân bị đổi màu 

Do máu bị tắc trong tĩnh mạch, nên da của khu vực có cục máu đông sẽ bị đổi màu thành màu xanh, tím hoặc thậm chí là đỏ. Nếu da chân bị đổi màu và bạn cảm thấy vùng da đó bị ngứa, ấm khi chạm vào thì nên đến bệnh viện để được kiểm tra.

Khó thở

Do lưu lượng máu vận chuyển đến các cơ quan bị ảnh hưởng nên nồng độ oxy trong cơ thể bắt đầu giảm. Kết quả là bạn sẽ bị tăng nhịp tim, ho khan và khó thở. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cục máu đông di chuyển đến phổi, đặc biệt là khi khó thở kèm theo chóng mặt. Bạn nên gọi bác sỹ càng sớm càng tốt trong trường hợp này.

Cục máu đông di chuyển đến phổi có thể khiến bạn khó thở

Đau ở một chân hoặc cánh tay

Loại đau này có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kèm theo các triệu chứng khác như đổi màu da và sưng. Theo tiến sỹ Navarro: “Đau do cục máu đông có thể bị nhầm lẫn với cơn đau cơ hay căng cơ. Đây là lý do tại sao huyết khối tĩnh mạch sâu thường bị phát hiện muộn”.

Đau nhói ở ngực

Khi cục máu đông di chuyển đến phổi của bạn, nó có thể gây thuyên tắc phổi và tạo ra các triệu chứng tương tự như một cơn đau tim. Theo tiến sỹ Thomas Maldonado - Trung tâm Y tế Langone NYU, thuộc trường Đại học New York (Mỹ): “Đau ngực do huyết khối tĩnh mạch sâu thường nặng lên khi thở sâu hoặc khi ho”.

Thanh Tú H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học