Những biến chứng đái tháo đường ở da thường gặp

Biến chứng đái tháo đường ở da khiến da khô, đổi màu, sưng và ngứa

Bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai hướng dẫn chăm sóc bàn chân cho người bệnh đái tháo đường

Nên tự đo đường huyết bao nhiêu lần mỗi ngày khi bị đái tháo đường?

Bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng như thế nào?

Đái tháo đường: Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết tại nhà

Biến chứng bệnh đái tháo đường ở da xảy ra rất phổ biến, cứ 3 người mắc bệnh đái tháo đường thì có 1 người gặp các vấn đề về da. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm những triệu chứng và điều trị kịp thời thì bệnh vẫn có thể chữa khỏi được. Dưới đây là một vài bệnh lý da do bệnh đái tháo đường gây nên.

Ngứa da

Nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường ngứa da có thể là do khô da, tưới máu kém hoặc nhiễm nấm. Trong đó, tình trạng kém tưới máu thường xuất hiện ở phần chân và bàn chân.

Da bị nhiễm nấm do biến chứng bệnh đái tháo đường

Khô da

Đường máu cao khiến cơ thể bị mất nước nhanh chóng, khiến da không giữ ẩm được nên bị khô sạm. Hơn nữa, người bệnh đái tháo đường lâu năm có thể gây tổn thương thần kinh, các dây thần kinh chi phối bài tiết mồ hôi bị hư hại khiến da không đổ mồ hôi được khiến da bị khô.

Nhiễm khuẩn

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiễm khuẩn bao gồm nhiễm khuẩn da do liên cầu khuẩn - tình trạng nang lông bị nhiễm khuẩn gây sưng mủ và tấy lên. Ngoài ra có thể bị chắp mắt, viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm tuyến lệ, nhiễm khuẩn móng do nấm gây ra và tạo thành những nốt phát ban có màu đỏ tươi, mụn nước, mụn mủ, bong vảy da, ngứa ở các kẽ ngón chân và vùng đùi, bộ phận sinh dục.

Bệnh gai đen

Bệnh thường xảy ra ở người bị đái tháo đường type 2, khiến những vùng da sẫm màu và dày da. Những vùng da sẫm màu này thường xuất hiện ở cổ, nách, dưới vú, háng, đốt ngón tay… Bệnh thường có triệu chứng trước khi phát hiện mắc đái tháo đường, có thể đây là dấu hiệu của kháng insulin.

Bệnh gai đen khiến da đổi màu ở vùng cổ, nách, háng...

Bạch biến 

Bệnh thường xảy ra ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, do các tế bào sắc tố da bị phá hủy. Từng mảng ra bị mất màu sắc, khiến da không đều màu, lốm đốm nốt trắng trên da. Vùng da thường bị bạch biến là vùng bụng, ngực và thậm chí xuất hiện ở xung quanh miệng, mũi, mắt.

Đốm da ở xương chày

Bệnh thường xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường, do sự thay đổi các mạch máu ở da. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những vết tròn hoặc hình ô van nhỏ, sáng màu, trên những vùng da mỏng trên xương chày. Các tổn thương trên da này không gây đau, ít khi gây ngứa và rát.

An Thu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin