Người tham dự chương trình chăm chú xem tài liệu về bệnh đái tháo đường
Nên tự đo đường huyết bao nhiêu lần mỗi ngày khi bị đái tháo đường?
Bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng như thế nào?
Một vài lời khuyên giúp "sống chung" với đái tháo đường type 2
Tại sao kháng insulin gây đái tháo đường type 2?
Theo bác sỹ Đào Đức Phong, Phó Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường: “Những người bị đái tháo đường ở bàn chân thường sẽ mất cảm giác, không phân biệt được cảm giác nóng hay lạnh hay đau đớn. Người bệnh khi có vết thương hở sẽ khó lành lại, thậm chí còn lan rộng và sâu hơn nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc chọn giày dép phù hợp để sử dụng vô cùng cần thiết”.
Bác sỹ hướng dẫn chăm sóc bàn chân cho người bệnh đái tháo đường
Qua chương trình, bác sỹ Phạm Thu Hà đã chỉ ra những cách để chăm sóc chân, kiểm tra chân và lựa chọn giày, dép phù hợp để bảo vệ bàn chân cho người bệnh.
Cách chăm sóc chân cho người bệnh đái tháo đường
- Giữ đường huyết ổn định
- Rửa chân nước ấm và nên thử nhiệt độ nước bằng tay trước khi rửa chân, tránh để nước quá nóng, không sử dụng xà phòng để rửa chân.
- Sau khi rửa chân lau khô bằng khăn mềm.
- Nếu da chân bị khô, sạm thì nên dưỡng ẩm bằng các loại sữa dưỡng thể dịu nhẹ như Vaseline, tránh bôi dưỡng ẩm vào các khe chân vì đây là nơi ẩm ướt, khiến kem bị đọng lại gây viêm nhiễm.
- Cắt móng chân không quá cụt, tránh cắt khóe móng.
- Chọn tất mềm, không viền cứng, tránh kích ứng da.
- Luôn đi giày dép phù hợp kể cả ở trong nhà hay đi ngoài đường.
- Tránh làm trầy xước, tổn thương chân.
Cách kiểm tra chân cho người bệnh đái tháo đường
- Sử dụng gương soi hỗ trợ xem bàn chân có vết thương nào như đứt da, thâm tím, bọng phỏng, tấy đỏ, sưng nề hay móng khóe…
- Dùng tay sờ để phát hiện nốt sần, da khô sạm, cảm giác nóng lạnh của bàn chân.
Nếu sau khi kiểm tra mà phát hiện vết thương thì cần đi khám ngay, không sử dụng biện pháp dân gian để chữa bệnh kẻo bị viêm nhiễm nặng hơn.
Cách chọn giày cho người bệnh đái tháo đường
- Dùng giày rộng rãi, tránh đi giày chật khiến ngón chân bị ép, nên sử dụng giày có mũi tròn để các ngón chân được thoải mái.
- Nên đi giày thấp để ít gây áp lực cho ngón chân.
- Nếu chân bị viêm loét nặng thì cần sử dụng các loại giày có thể hỗ trợ điều trị bệnh.
Bình luận của bạn