- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bạn đã biết cách tự đo đường huyết tại nhà?
Mắc đái tháo đường type 2: Đừng bỏ qua lợi ích của trà đen!
Một vài lời khuyên giúp "sống chung" với đái tháo đường type 2
Những cách giảm kháng insulin cho người bệnh đái tháo đường type 2
Tại sao kháng insulin gây đái tháo đường type 2?
Tại sao cần tự đo đường huyết tại nhà?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh đái tháo đường mà hàng năm, người bệnh sẽ phải tới bệnh viện một vài lần để kiểm tra cholesterol, kiểm tra mắt, kiểm tra chỉ số HbA1c (chỉ số đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng)… Riêng với chỉ số đường huyết, người bệnh đái tháo đường thường được bác sỹ hướng dẫn cách đo tại nhà.
Nguyên nhân là bởi nồng độ glucose có thể thay đổi suốt cả ngày và người bệnh đái tháo đường sẽ phải thường xuyên đo đường huyết để quản lý chỉ số đường huyết, bất kể thời điểm trong ngày hay bạn đang ở đâu. Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết cũng giúp bạn phát hiện ra nhiều vấn đề trong quá trình chăm sóc bệnh.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà các bác sỹ sẽ hướng dẫn bạn tần suất đo đường huyết, thời điểm đo đường huyết trong ngày cũng như đưa ra mục tiêu đường huyết bạn nên hướng tới.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chỉ số đường huyết bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 70 - 140mg/dL. Đường huyết thấp là dưới 70mg/dL và đường huyết cao là trên 140mg/dL. Nếu chỉ số đường huyết của bạn thấp bất thường (dưới 60mg/dL) hoặc cao bất thường (trên 300mg/dL), hãy đi khám ngay lập tức.
Bạn cần tự đo đường huyết tại nhà để kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn
Bằng cách duy trì chỉ số đường huyết ở mức bình thường, bạn sẽ có thể phòng ngừa một số biến chứng đái tháo đường như: Bệnh võng mạc đái tháo đường, bệnh nướu răng, tổn thương thận, tổn thương thần kinh…
Cách đo đường huyết tại nhà
Có nhiều cách đo đường huyết, nhưng nhìn chung chúng đều nhắm mục đích cho bạn biết chỉ số đường huyết của bạn tại thời điểm đo. Việc đo đường huyết tại nhà sẽ cần các dụng cụ sau: Lưỡi chích, máy đo đường huyết, que thử…
Các bước tự đo đường huyết tại nhà bao gồm:
- Rửa tay thật sạch.
- Đặt lưỡi chích vào cán giữ.
- Đặt que thử mới vào máy đo đường huyết.
- Chích ngón tay.
- Nhỏ giọt máu lên que thử và chờ kết quả.
- Kết quả chỉ số đường huyết thường sẽ hiển thị sau vài giây.
Với một số máy đo đường huyết, bạn cần chắc chắn mã trên que thử khớp với mã trên máy đo đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra hạn sử dụng của que thử, tránh dùng que đã hết hạn có thể gây sai số.
Vài lưu ý để tự đo đường huyết chính xác
Lấy máu tại ngón tay có thể cho kết quả đo đường huyết chính xác nhất. Một số cách đo có thể sử dụng máu tại đùi hay cánh tay, tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sỹ trước khi thực hiện.
Theo Mayo Clinic (Mỹ), thông thường, người bệnh đái tháo đường đang dùng insulin sẽ cần tự đo đường huyết 1 lần/ngày. Tuy nhiên, con số chính xác còn phụ thuộc vào lượng và loại insulin bạn sử dụng.
Nếu không phải tiêm insulin, bạn nên trao đổi với bác sỹ về tần suất tự đo đường huyết tại nhà. Hãy thử đo đường huyết trước và sau khi ăn để xem chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào tới đường huyết của bạn, đặc biệt là sau khi ăn các thực phẩm nhiều đường, carbohydrate đơn giản.
Các bác sỹ cũng khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường nên chú ý đo đường huyết thường xuyên hơn khi thay đổi kế hoạch điều trị hoặc khi đau ốm.
Hãy ghi chép lại số đo đường huyết cùng các thông tin cụ thể như thời gian đo chỉ số đường huyết (trước hay sau ăn), các loại thuốc (và liều lượng thuốc) bạn đang sử dụng, các thực phẩm bạn đã ăn (đặc biệt là lượng tiêu thụ carbohydrate) cũng như mức độ hoạt động thể chất trong ngày. Bác sỹ sẽ dựa vào những thông tin này để xác định khả năng kiểm soát bệnh đái tháo đường của bạn đã tốt hay chưa.
Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Thông tin thêm cho bạn: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 218.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn