Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 có sự tham dự của hơn 2000 đại biểu đến từ các nước trong khu vực và trong nước
Bộ Y tế đề nghị cung cấp đủ máu cho các bệnh viện Đồng bằng sông Cửu Long
Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh giám sát phòng, chống dịch, chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Bộ Y tế gia hạn hơn 600 thuốc với đa dạng tác dụng dược lý
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương công tác y tế ứng phó với mưa lũ
Chiều 2/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp đoàn đại biểu gồm nhiều giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học, chuyên gia tim mạch hàng đầu đến từ các nền y học tiên tiến trên thế giới cũng như khu vực ASEAN tham dự Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27 tại Hà Nội. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá, các thành tựu phát triển trong lĩnh vực y tế nói chung, tim mạch học nói riêng đã góp phần đưa nền khoa học y học Việt Nam tiệm cận với thế giới.
Báo cáo với Chủ tịch nước, GS.TS Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, ngành tim mạch Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước tiến đáng kể, hội nhập được sâu rộng thế giới, đã triển khai ứng dụng được nhiều kỹ thuật tiên tiến.Hiện nay, hầu hết các bệnh lý tim mạch đã có thể được chẩn đoán và điều trị trong nước một cách kịp thời, hiệu quả.
Ngành tim mạch Việt Nam gia nhập cộng đồng tim mạch ASEAN từ năm 2004, từ đó đến nay luôn có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của khu vực. Năm nay, Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội khoa học Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 27. Đại hội là diễn đàn khoa học uy tín của các thầy thuốc tim mạch trong khu vực và trên thế giới diễn ra hàng năm, được luân phiên qua các nước khu vực Đông Nam Á.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ niềm vui và tự hào vì Việt Nam đã có nhiều bác sĩ tim mạch có trình độ cao, chuyên môn giỏi, thực hiện được nhiều kỹ thuật khó, đánh giá cao sự đóng góp, cống hiến của các giáo sư, bác sĩ, thầy thuốc tim mạch. Đồng thời Chủ tịch nước lưu ý: Việt Nam cũng như các nước đang phải đối diện với mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh không lây nhiễm ngày càng gia tăng, trong đó có bệnh lý tim mạch. Vì vậy, ngành tim mạch Việt Nam cần nỗ lực sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật để can thiệp kịp thời, nâng cao trình độ để làm chủ kỹ thuật cao, tiếp cận được kỹ thuật mới tiên tiến.
Phát biểu tại lễ khai Đại hội sáng 3/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ mong muốn các thầy thuốc tim mạch khu vực Đông Nam Á luôn gắn kết, nỗ lực cập nhật những kiến thức mới nhất, chia sẻ những kinh nghiệm quý trong thực hành lâm sàng, đưa chuyên ngành tim mạch ASEAN sánh ngang các nước tiên tiến trên thế giới và giành thắng lợi trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh tim mạch trong khu vực.
Bộ trưởng cũng ghi nhận, chuyên ngành tim mạch Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm qua và coi đây là một trong những điểm sáng của y tế nước nhà. Nhiều phương thức tiên tiến đã được áp dụng không chỉ ở tuyến bệnh viện trung ương mà còn được phổ biến đến các bệnh viện tuyến dưới. Các kỹ thuật cao luôn được triển khai, cập nhật rất nhanh ở Việt Nam như can thiệp bệnh lý động mạch vành phức tạp. Nhờ đó, người bệnh tim mạch Việt Nam đã được hưởng lợi ích của các tiến bộ khoa học và không còn cần phải ra nước ngoài chữa bệnh.
Dịp này, Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị Hội Tim mạch học Việt Nam cùng các đơn vị chức năng của Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố đẩy mạnh chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm, trong đó nổi bật là bệnh lý tim mạch.
Các bệnh không lây nhiễm chiếm tới hơn 75% tổng số các loại tử vong, trong đó bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với 19,5 triệu người chết mỗi năm. Thực tế đáng lo ngại là tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch lại gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình - thấp (chiếm tới 75%) giống như mô hình ở hầu hết các nước ASEAN. Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2020, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 39,5% tổng số ca tử vong.
Bình luận của bạn