Học hỏi giải pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từ quốc gia “siêu già”

Hội thảo là cơ hội để các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản gặp gỡ, giao lưu, trao đổi chuyên môn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Nam thanh niên tự cắt “cậu nhỏ” do vấn đề tâm thần

Phục hồi ngón tay cho người bệnh tai nạn lao động

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thành lập Khoa Phụ sản

Đại học Y Dược - ĐHQGHN thăm quan và làm việc tại Viện Thực phẩm chức năng (VIDS)

Chiều 31/10, Chính phủ Nhật Bản thay mặt Tổ chức Sáng kiến Sức khỏe và Phúc lợi châu Á (AHWIN) đã phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức Hội thảo “Giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi”. 

Dự báo tới năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi nước ta sẽ chiếm khoảng 25% dân số. Tốc độ già hóa dân số nhanh với thời gian chuẩn bị ngắn tạo ra thách thức không nhỏ trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng nói chung và người cao tuổi nói riêng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh: “Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, hay chuyên ngành lão khoa là một trong những vấn đề y tế đáng quan tâm hiện nay tại Việt Nam. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mong muốn cùng với các bệnh viện và chuyên gia tạo nên chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng cho người cao tuổi, được nhân rộng trên phạm vi cả nước”.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: BVĐHYHN

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phát biểu khai mạc hội thảo - Ảnh: BVĐHYHN

Tại hội thảo, 5 chuyên gia đến từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Đại học Kyushu (Nhật Bản) đã trình bày các bài báo cáo về thực trạng chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản – quốc gia có dân số “siêu già”. Đây là cơ hội để chia sẻ, hợp tác, học tập lẫn nhau giữa hai quốc gia trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi và áp dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc sức khỏe.

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh trình bày những khó khăn trong chăm sóc Sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh trình bày những khó khăn trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Việt Nam - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Theo PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, một trong những khó khăn trong công tác này là đặc điểm người cao tuổi Việt Nam thường mắc nhiều bệnh lý mạn tính; Chi phí chăm sóc tốn kém, trong khi nguồn nhân lực (bác sĩ, điều dưỡng) lại thiếu. 

TS Trương Quang Trung – Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phân tích, có tới hơn 51% người cao tuổi mắc ít nhất một bệnh mạn tính không lây, phổ biến nhất là tăng huyết áp, tim mạch, tiêu hóa và cơ xương khớp. Đối tượng này cần được hỗ trợ quản lý bệnh, cũng như cung cấp thông tin về chế độ ăn và tập thể dục. Y tế cơ sở mới chỉ tập trung vào sàng lọc các bệnh mạn tính (như tăng huyết áp, đái tháo đường), việc điều trị còn hạn chế. 

Nhật Bản cũng từng trải qua các giai đoạn già hóa dân số và công nghiệp hóa, đô thị hóa tương tự Việt Nam. Theo chia sẻ của TS Masa Higo - Khoa Lão khoa, Viện Nghiên cứu Châu Á và Châu Đại Dương thuộc Đại học Kyushu, ngay từ những năm 1950, Nhật Bản đã bắt tay xây dựng chính sách đối phó già hóa dân số. Học hỏi những kinh nghiệm và giải pháp từ nước bạn có thể giúp Việt Nam bỏ qua các giai đoạn “thử sai”, đưa ra các chính sách phù hợp góp phần nâng cao chất lượng y tế, kéo dài tuổi thọ và nâng cao sức khỏe cho người dân. 

Thiết bị phát hiện sớm ung thư đại trực tràng của Eiken Chemical (Nhật Bản) được trưng bày tại hội thảo - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Thiết bị phát hiện sớm ung thư đại trực tràng của Eiken Chemical (Nhật Bản) được trưng bày tại hội thảo - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia đã giới thiệu về mô hình khám chữa bệnh từ xa và ứng dụng trong thời đại y tế số nhằm thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận chăm sóc sức khỏe. 8 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản cũng giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ứng dụng công nghệ thông tin như: Hệ thống cảm biến Mimamori theo dõi người bệnh tại nhà và cơ sở y tế; Máy siêu âm tầm soát ung thư vú cầm tay; Thiết bị xét nghiệm máu ẩn trong phân phát hiện sớm ung thư đại trực tràng; Trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng trong chẩn đoán hình ảnh và lưu trữ bệnh án… 

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn