Người Việt kiêng gì trong ngày đầu năm mới?

Những điều người Việt kiêng kỵ vào ngày đầu năm mới

Những kiêng kị cho người bị bệnh máu nhiễm mỡ

Những kiêng kị trong "tháng cô hồn"

Ăn kiêng kiểu thải độc: Phản khoa học

Ăn kiêng kiểu "Động cơ 2"

Kiêng quét rác ra khỏi nhà

Theo quan niệm của người xưa, quét nhà vào những ngày đầu xuân là quét đi những tài lộc, thì xem như năm đó gia cảnh sẽ nghèo túng, khánh kiệt. Khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Vì vậy, mọi người thường chỉ quét nhà nhưng lại không quét ra ngoài cửa.

Chính vì thế, vào những ngày cuối năm, dù bận rộn đến đâu, các gia đình đều dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ. Những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi. Ở Nam bộ, sau khi quét dọn, người ta còn cất hết chổi vì tin rằng ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải.

Kiêng người xông đất đầu năm

Theo phong tục người Việt Nam, người đến xông đất trong ngày đầu năm rất quan trọng. Tục xông đất đầu năm quan niệm người đầu tiên bước vào nhà trong ngày mùng 1 Tết sẽ đem lại may mắn, hay xui xẻo cho gia đình ấy cả năm. Vì vậy, người xông đất thường được chọn trước và cần hội đủ các điều kiện như khỏe mạnh, tính tình nhu hòa, hiếu thuận, đặc biệt là đang ăn nên làm ra… để xông đất.

Người đầu tiên bước vào nhà trong ngày mùng 1 Tết sẽ đem lại may mắn, hay xui xẻo cho gia đình ấy cả năm

Sáng mùng 1 Tết nếu người không được chọn mà cứ tự nhiên đến thì gia chủ sẽ không vui, sự tiếp đón cũng bớt niềm nở, chu đáo. Do đó, những người “nặng vía”, xung tuổi với gia chủ không nên đến xông nhà ngày đầu năm.

Kiêng làm đổ vỡ, vấp ngã

Ngày đầu năm để may mắn, vui vẻ mỗi người cũng nên cẩn thận tránh để đổ vỡ đồ đạc trong nhà. “Đầu xuôi, đuôi lọt” những ngày đầu năm thuận lợi thì cả năm cũng xuôi chèo mát mái. Chính vì thế, những ngày đầu năm, người già thường khuyên con cháu phải cẩn thận, không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, gãy đũa… vì điều đó khiến gia đình chia rẽ, bất hòa cũng như là điềm gở, báo hiệu sự không suôn sẻ trong các mối quan hệ xã hội

Đầu năm, người ta cũng chú ý đi đứng cẩn thận, ngay ngắn, tránh trượt chân, vấp ngã vì sợ “dông” cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong công việc.

Kiêng nặng lời, cãi vã

Đầu năm, dù có bất đồng, khó chịu với nhau tới mức nào, vì bất cứ chuyện gì, người ta vẫn cần phải giữ hòa khí, tránh cãi vã, xích mích đầu năm. Đó thực tế là một cách để tránh không khí không vui xảy tới với gia đình trong ngày Tết. Trong ngày này, để tránh không khí căng thẳng trong nhà, ngay cả trẻ con nghịch ngợm, phạm lỗi cũng sẽ dễ dàng được bỏ qua hơn để cha mẹ không phải cáu giận, quát mắng mà trẻ cũng không khóc lóc, nhăn nhó.

Đầu năm chỉ nên nói những điều tốt đẹp, vui vẻ, may mắn, không nên khóc lóc, buồn tủi, không nói lại chuyện đen đủi, rủi ro của năm cũ.

Trần Lưu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa