- Chuyên đề:
- Bệnh tiêu chảy
Những lưu ý khi điều trị bệnh tiêu chảy bằng thuốc kháng sinh
Cách trị tiêu chảy bằng sắn dây
Bé hết tiêu chảy rồi táo bón do mẹ chẳng hiểu bụng con!
Bé bị tiêu chảy: Nên uống men tiêu hóa hay men vi sinh?
Có nên cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy không?
TS. BS Peter Hibberd - Bác sỹ phẫu thuật, cấp cứu, chuyên gia tư vấn, Viện nghiên cứu Y học Mỹ, trả lời:
Trước tiên, bạn phải xác định được nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy. Đó là do virus, vi khuẩn hay vì lý do nào khác.
Trong trường hợp bạn bị tiêu chảy do virus (triệu chứng tiêu chảy phân nước, sốt và nôn), phổ biến là rotavirus (thường gặp ở trẻ từ 6 - 36 tháng, người lớn cũng bị nhưng thường không có triệu chứng) thì không sử dụng được thuốc kháng sinh. Lúc này, cần bù nước tăng điện giải, ăn uống hợp vệ sinh, nhiều chất và nghỉ ngơi điều độ. Uống thuốc kháng sinh chỉ càng làm bệnh nhân thêm mệt mỏi và bệnh nặng hơn.
Thuốc kháng sinh chỉ được khuyên dùng khi tiêu chảy do nhiễm khuẩn, trực khuẩn, nhiễm ký sinh trùng…
Khi có trường hợp sốt, mót rặn (cảm giác chưa đi tiêu hết dù trong ruột đã rỗng phân, triệu chứng này có thể kèm rặn nhiều, đau và co thắt hậu môn), có máu mủ trong phân thì bạn nên đi khám bác sỹ. Dựa vào các chẩn đoán lâm sàng, kết quả xét nghiệm và hỏi kỹ về các thức ăn đồ uống đã dùng, bác sỹ sẽ chỉ định dùng một kháng sinh đặc hiệu, ví dụ như: Tetraxyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin, Neomycin, Metronidazol…
Đặc biệt, đối với người nhiễm E. Coli (vi khuẩn đại tràng) sinh độc tố Shiga, việc dùng kháng sinh sẽ làm tăng sự phóng thích độc tố, dẫn đến hội chứng tán huyết - ure máu cao (suy giảm chức năng thận).
Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần thận trọng trong điều trị bệnh tiêu chảy.
Lưu ý: Không dùng Metronidazol ở 3 tháng đầu thai kỳ. Không dùng Tetraxyclin cho trẻ dưới 14 tuổi. Không dùng Ciprofloxacin và Norfloxacin khi trẻ ở độ tuổi dậy thì…
Bình luận của bạn