Sữa phải sử dụng đúng cách mới đảm bảo dinh dưỡng
3 cốc sữa mỗi ngày giúp ngăn ngừa thoái thần kinh ở người già
Phải làm sao khi không đủ sữa cho con bú?
Giá trần sữa cho trẻ dưới 6 tuổi sẽ được áp dụng từ tháng 4
Mua bán sữa mẹ: Hiểm họa không lường trước
1. Phải đun sôi sữa tươi
2. Pha sữa bột bằng nước sôi
Pha sữa bột cần phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu pha với nước bị đun quá nóng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa như protein, vitamin... do bị phân giải dưới nhiệt độ cao nhưng nếu pha sữa bột với nước lạnh thì sữa lại không đủ độ “chín”, không hoà tan được hết các chất dinh dưỡng có trong sữa.
Nhiệt độ lý tưởng nhất để pha sữa cho trẻ là khoảng 40-50 độ C, một số loại sữa cho trẻ 0-9 tháng của Nhật thậm chí yêu cầu pha sữa với mức nhiệt 70 độ C, sau đó mới đổ thêm nước lạnh để trung hoà.
3. Bảo quản sữa trong phích
Sữa đựng trong bình, phích một thời gian dài, nếu ở điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ khiến vi khuẩn trong chai sẽ nhân lên gấp hàng chục lần, gây huy hiểm cho trẻ khi uống.
4. Uống thuốc cùng sữa
Một số loại thuốc như erythromycin và một số loại kháng sinh khi kết hợp với sữa sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng của sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ và nguy cơ đối với sức khỏe. Vì vậy, trừ những loại thuốc ghi rõ trên tờ hướng dẫn sử dụng là có thể uống kèm với sữa (như thuốc hạ sốt) thì chỉ nên cho trẻ uống thuốc cùng nước đun sôi để nguội.
5. Cho trẻ uống sữa khi đói
Nhiều phụ huynh thường xoa dịu cơn đói của trẻ bằng sữa mà không biết rằng việc này là bất lợi với sức khỏe của trẻ. Khi bé quá đói, việc đưa một lượng sữa lớn vào dạ dày sẽ làm dạ dày co bóp mạnh. Dịch vị tiết ra sẽ đào thải nhanh calci xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài, trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi.
Uống quá nhiều sữa sẽ gây tiêu chảy, đầy bụng và cơ thể không có khả năng hấp thụ dưỡng chất trong sữa. Theo khuyến cáo thì người lớn chỉ nên dùng 200ml cho một lần uống. Đối với trẻ em, có thể sử dụng lượng ít hơn.
6. Pha sữa bột kèm sữa đặc có đường
Đây là việc làm rất nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Sữa đặc có đường pha cùng sữa bột dễ gây nên tình trạng xơ cứng động mạch, sâu răng cho trẻ.
Không nên pha sữa quá đặc vì trẻ dễ bị tiêu chảy, táo bón, chán ăn... có thể dẫn đến viêm, nhiệt, chảy máu ruột cấp tính
7. Không cho bé bú lại sữa thừa
Các bác sĩ khuyên không nên dùng sữa bình thừa cho bé bú lại. Nếu sau 1 tiếng đồng hồ mà con không ăn hết, hãy mạnh dạn đổ phần sữa đó đi và đừng nghĩ như thế là lãng phí vì nó an toàn cho trẻ. Cho dù là sữa công thức hay sữa mẹ được vắt ra cho vào bình thì chỉ cần để quá 1 tiếng cũng có thể bị hỏng do vi khuẩn xâm nhập từ không khí hoặc ngay trong nước bọt của bé.
8. Không nên kết hợp sữa và chocolate
Bình luận của bạn