Nói dối bác sỹ có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh

Nói dối bác sĩ có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh

Thậm chí nếu bạn luôn trung thực trong cuộc sống, bạn vẫn có khả năng nói dối bác sĩ. Rất nhiều người đã làm như vậy. Những lời nói dối và thông tin chúng ta không chia sẻ với bác sĩ có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của chính chúng ta. Các khảo sát cho thấy:

- Phụ nữ nói dối nhiều nhất: Theo một khảo sát toàn cầu Kelton ở trên 3.000 người Mỹ tại diễn đàn sức khỏe trực tuyến Zocdoc,30%phụ nữ - so với 23% nam giới– thừa nhận đã che giấu thông tin hoặc nói dối khi đi khám bệnh.

- 1/5 số phụ nữ cho biết họ thà thú nhận bí mật sức khỏe với người tạo mẫu tóc hoặc thợ làm móng tay.

- Khảo sát của WebMD cho thấy nam giới dễ nói dối về việc uống rượu của họhơn phụ nữ; bệnh nhân trẻ tuổi (25-34 tuổi) dễ nói dối về việc sử dụng ma túy, tiền sử tình dục và hút thuốc hơn.

Nhà sáng lập Zocdoc - tiến sĩ Oliver Kharraz cho biết:"Tôi nghĩ rằng nhiều bác sĩ sẽ ngạc nhiên khi được biết họ thường nhận được một nửa câu chuyện bởi vì họ không có đủ thời gian để hỏi kỹ bệnh nhân".

Những lời chúng tanói dối nói với bác sĩ là rất nhiều, đa dạng và giàu trí tưởng tượng. Dưới đây là 10 lời nói dối mà bệnh nhân thường nói với các nhân viên y tế.

1. "Tôi đã không hút thuốc trong nhiều năm"

Bệnh nhân thường hay nói dối về tình trạng hút thuốc của mình

Hút thuốc có liên quan rất rõ rệt với bệnh tật, những người hút thuốc có thể không quan tâm đến những bài nói về tác hại của việc hút thuốc, trừ khi họ sẵn sàng bỏ thuốc.

22% số người được khảo sát thú nhận đã nói dối bác sĩ về việc hút thuốc của mình. Đó là một việc làm quá tồi tệ vì 2 lý do sau: 1) Hút thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và tỷ lệ tử vong theo những cách mà bạn có thể không bao giờ nghi ngờ (hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt, mù lòa, sâu răng và mất thính lực,…) và 2) Ngày nay bác sĩ có rất nhiều trợ giúp để cung cấp cho những người muốn cai thuốc lá.

2. "Tôi cảm thấy ổn"

Mọi người có thể cố phớt lờ các triệu chứng đáng lo ngại khi họ sợ sẽ được chuyển đến bệnh viện hoặc họ sẽ nhận được một chẩn đoán mà họ không muốn nghe.

Một số người không nói cho bác sĩ các triệu chứng vì họ lo ngại một lưu ý không tốttrong bệnh án có thể ảnh hưởng đến khả năng bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm y tế dài hạn. Những người đã có cơn động kinh, rối loạn trí nhớ hoặc có phản xạ chậm đôi khi không nói cho bác sĩ vì họ sợ bác sĩ yêu cầu ngừng lái xe.Nói dối về các triệu chứng –như các vấn đề về tim - có thể cướp đi tính mạng của bạn.

3. "Bác sĩ, thực sự tôi đang bị tổn thương"

Bệnh nhân khi muốn làm một điều gì đó, như thuốc giảm đau, giấy phép đậu xe dành cho người tàn tật hoặc chữ ký của bác sĩ để yêu cầu bồi thường thương tật sẽ đi khám bệnh để bịa ra các triệu chứng và đến các phòng cấp cứu với hy vọng mình sẽ “có bệnh”.

4. "Tôi tập thể dục như một người nghiện"

Nói dối về hút thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục là rất phổ biến. Một số bệnh nhân thà nói dối chứ không thừa nhận họ không tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ khuyến cáo. Khảo sát WebMD cho thấy 32% bệnh nhân nhập viện đã nói dối về chế độ ăn uống hoặc về thời lượng họ tập thể dục.

Đối với một số người, đơn giản chỉ là niềm tự hào. Những người khác nói dối vì họ xấu hổ, hoặc muốn làm vui lòng bác sĩ. Nhưng nếu bác sĩ nói bạn hãy tập thể dục và bạn không thực hiện, bạn có thể có nguy cơ bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, lo âu, trầm cảm và thậm chí một số bệnh ung thư.

5. "Không phải tôi, tôi không bao giờ trầm cảm"

Nhiều người trong chúng ta tin và cảm thấy sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân với một người nào đó mà chúng ta không biết rõ, ngay cả khi đó là bác sĩ. Các vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn mang lại sự kỳ thị khiến người bệnh giấu diếm không nói đến.

CNN báo cáo rằng 43% số người trưởng thành ở California không nói về các triệu chứng trầm cảm với bác sĩ. Họ im lặng ngay cả khi muốn được giúp đỡ nhưng sợ sẽ bị mất việc làm. Thí dụ, dùng thuốc chống trầm cảm có thể khiến một số người bị mất việc như người lái xe tải, phi công hoặc người điều hành thiết bị nặng. Nhưng trì hoãn điều trị bệnh trầm cảm càng lâu thì bệnh càng khó điều trị. Trầm cảm thậm chí gây tổn thương não.

6. "Chỉ dùng một số thảo dược"

Nguy cơ gây ra tương tác thuốc nguy hiểm là lý do mạnh mẽ để không nên nói dối bác sĩ. Một bệnh nhân 41 tuổi bị cao huyết áp. Khi bác sĩ hỏi anh ấy có dùng loại thuốc nào không thì anh ấy trả lời là “Không”. Bác sĩ hỏi lại lần nữa, anh ấy đã trả lời là có dùng một số thảo dược Trung Quốc. Sau khi anh ấy ngừng dùng các loại thảo dược giống ephedrin, huyết áp đã trở lại bình thường.

7. "Đúng, đó là tất cả mọi thứ"

Một số người đi khám nhiều bác sĩ vì họ thấy các rối loạn sức khỏe của họ như là không liên quan hoặc vì họ muốn nghe các thông tin và lời khuyên của từng bác sĩ cho từng vấn đề sức khỏe. Như vậy thì quá nguy hiểm. Nếu người bệnh đang dùng một loại thuốc tâm thần mà họ không nói với bác sĩ về việc này mà bác sĩ lại thấy huyết áp của họ có bất thường. Bác sĩ sẽ kê đơn một số thuốc mà những thuốc này có thể gây biến chứng nguy hiểm.

8. "Chỉ uống 1 ly rượu mỗi ngày"

Uống rượu là một nguyên nhân thường khiến bệnh nhân nói dối. Họ chỉ nói bằng một nửa lượng rượu họ thực sự uống. Uống rượu vừa phải là không quá 1 ly mỗi ngày đối với nữ và 2 ly mỗi ngày đối với nam, nó được dùng để xác định nghiện rượu, lạm dụng rượu và say rượu. Ngoài sự tàn phá của nghiện rượu, lạm dụng rượu có thể ảnh hưởng đến não, tim, gan, hệ miễn dịch và tụy và đóng góp gây ra nhiều loại ung thư.

9. "Tôi sống một cuộc sống đẹp, sạch sẽ ... (hiện tại)"

Nhiều người sống sạch đã có một quá khứ hoang dã. Bác sĩ cần được nghe ít nhất một số điều về quá khứ của bạn để đánh giá chính xác sức khỏe và tìm kiếm các rối loạn tiềm tàng. Tiền sử đó bao gồm sử dụng chất kích thích, thực hành "chuyện ấy" nguy hiểm hoặc dùng chung kim tiêm, có nghĩa rằng các triệu chứng của bạn có liên quan tới những vấn đề ở gan, như viêm gan C, hoặc bệnh lây truyền qua đường "yêu" khó chẩn đoán, những bệnh đáp ứng tốt nhất với can thiệp sớm.

10. "Tôi uống thuốc rất đúng theo chỉ định của bác sĩ"

Bệnh nhân thường không uống thuốc theo đơn kê - có thể vì họ quên, hoặc đã từng bị tác dụng phụkhông mong muốn, hoặc có thể là do không đủ tiền mua thuốc - có nguy cơ bị chẩn đoán sai và phải làm các xét nghiệm vô ích và tốn kém vì họ không thú nhận với bác sĩ. Không dùng thuốc kháng sinh theo đơn kê, hoặc ngừng dùng thuốc quá sớm, có thể khiến thuốc không có tác dụng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn