Kết hợp kẽm và quercetin giúp thúc đẩy hệ miễn dịch và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe
Podcast: Bổ sung kẽm và sắt cho trẻ để phòng bệnh lúc giao mùa
Bổ sung kẽm giúp tăng miễn dịch cho người lớn tuổi
Thực phẩm giàu kẽm tốt cho sinh lý nam giới
Infographic: Các thực phẩm giàu quercetin giúp tăng cường miễn dịch tốt
Ưu điểm của “bộ đôi” kẽm và quercetin
Quercetin là hợp chất thuộc nhóm flavonoid thường được tìm thấy trong các loại rau củ và trái cây, có nhiều tác dụng sinh học. Nghiên cứu cho thấy, quercetin có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều vấn đề sức khỏe.
Kẽm là vi chất có đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành DNA, duy trì chức năng miễn dịch và hỗ trợ làm lành vết thương. Bổ sung đầy đủ kẽm giúp hệ miễn dịch chống chọi với virus hiệu quả.
Khi kết hợp cùng nhau, “bộ đôi” quercetin và kẽm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, bổ sung 2 dưỡng chất này cùng lúc có thể giúp tăng hiệu quả của kẽm, cụ thể như sau:
Khả năng chống virus
Quercetin hoạt động như một ionophore - hợp chất giúp vận chuyển kẽm trực tiếp vào tế bào. Nồng độ kẽm cao giúp tăng độ pH của tế bào, ngăn chặn RNA của virus nhân lên. Nghiên cứu thử nghiệm cho thấy, sự kết hợp của kẽm và quercetin đem lại hiệu quả trong hỗ trợ điều trị COVID-19, bởi virus gây bệnh có hệ gene RNA.
Đặc tính chống viêm
Nghiên cứu trên chuột cho thấy, phức hợp quercetin - kẽm - vitamin C giúp giảm sản xuất các phân tử gây viêm trong cơ thể, giảm các tổn thương do viêm tại tế bào.
Tiềm năng chống ung thư
Một số thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, phức hợp kẽm và quercetin có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Khi tiếp xúc với DNA của tế bào ung thư, chúng kích hoạt cơ chế apoptosis để tế bào chết đi theo chương trình.
Cách bổ sung kẽm và quercetin vào chế độ ăn uống
Quercetin có trong nhiều rau củ, trái cây tương như: Táo đỏ, nho đỏ, quả anh đào, cải bó xôi, cải xoăn, hành tây. Lá trà, lá oregano, mùi tây, rau thì là… cũng cung cấp một lượng quercetin đáng kể. Liều lượng quercetin an toàn khi dùng thực phẩm chức năng là sử dụng 2 liều/ngày, mỗi liều 500mg trong khoảng thời gian ngắn (dưới 12 tuần).
Cách bổ sung kẽm tốt nhất là qua chế độ ăn uống nhờ thực phẩm giàu kẽm tự nhiên như các loại thịt, cá và hải sản. Ngoài ra, trứng, sữa, phô mai và một số loại hạt cũng giúp bổ sung thêm kẽm vào bữa ăn hàng ngày. Bạn nên dùng thực phẩm bổ sung kẽm theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia sao cho phù hợp với thể trạng. Nhu cầu kẽm khuyến nghị hàng ngày ở nam giới trưởng thành là 15mg, nữ giới là 12mg.
Thực phẩm bổ sung kẽm nên dùng trước khi ăn tối thiểu 1 tiếng, hoặc sau bữa ăn 2 tiếng để hấp thu tốt nhất.
Dù đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, kẽm và quercetin vẫn cần bổ sung đúng lúc, đúng liều. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người mắc bệnh thận không nên dùng thực phẩm bổ sung quercetin. Kẽm dùng ở liều cao hơn khuyến nghị có thể dẫn tới thiếu máu.
Bình luận của bạn