Đồ uống tăng cường sức khỏe là xu thế ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng
Quantum, nước uống hàng đầu cho người chơi thể thao
Thực phẩm giúp làn da khỏe đẹp, sẵn sàng đón thời tiết nắng nóng
Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi
4 thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn
Khi thói quen uống nước trở nên hấp dẫn
Chúng ta đều đã quen với khuyến nghị uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng chăm chỉ thực hiện. Nhiều người còn mua các dạng bình nước có chia vạch, dùng ứng dụng nhắc nhở bản thân uống đủ nước mỗi ngày.
Để thói quen uống nước trở nên hấp dẫn hơn, Kelly Stranick - một người sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok đã tạo ra công thức nước uống pha collagen, sữa non colostrum, các chất điện giải, nước diệp lục, vitamin từ nấm… Các nguyên liệu được pha trộn trong một chiếc cốc đẹp mắt, thêm đá và thưởng thức.
Ngoài ra, cô cũng có những thức uống đơn giản hơn như nước đá pha chanh. Công thức cũng được biến tấu tùy lúc, với mục tiêu nhằm nâng tầm trải nghiệm uống nước, đồng thời cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết trong ngày.
Trong một cuộc phỏng vấn với Women’s Wear Daily, Stranick cho hay, thói quen pha chế trên giúp cô “lãng mạn hóa” việc uống nước: “Uống nước không còn là nhiệm vụ, mà trở thành thói quen chăm sóc bản thân”. Mỗi ngày cô cũng có động lực uống nước để được thử nghiệm các công thức mới.
Thêm dưỡng chất vào nước có công dụng gì?
Công thức pha chế của Stranick không hề xa lạ, mà bắt nguồn từ đồ uống tăng cường sức khỏe hay thực phẩm chức năng dạng nước. Theo báo cáo của Fortune Business Insights, đây là thị trường tỷ đô, bao gồm các sản phẩm như nước điện giải, đồ uống thể thao. Thức uống dạng này được ưa chuộng hơn nhiều so với nước ngọt, nước có gas bởi chúng chứa ít đường phụ gia và màu thực phẩm.
Ông Yasuki Sekiguchi – Giám đốc Phòng thí nghiệm Hiệu suất Thể thao, Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) cho hay, hai nhóm thành phần thường được thêm vào nước uống là chất điện giải (để tăng khả năng hấp thụ nước) và carbohydrate (cung cấp năng lượng cho người tập thể thao).
Còn việc tự pha chế thức uống tại nhà như cô Stranick chưa được chứng minh có thể đem lại lợi ích sức khỏe, ông Sekiguchi nhận định.
Đồng quan điểm, chuyên gia dinh dưỡng Julia Perlman chia sẻ với Yahoo Life rằng, một số thực phẩm chức năng có giá trị sức khỏe, nhưng rất khó xác định sử dụng với liều lượng bao nhiêu mới tốt. Không ít sản phẩm còn đi kèm tác dụng phụ với hệ tiêu hóa, hoặc chứa các thành phần gây dị ứng. Pha loãng với nước cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ.
Theo ông Sekiguchi, hỗn hợp nước điện giải gồm natri, kali là thức uống duy nhất ông khuyên dùng. Uống quá nhiều nước lọc có thể làm giảm nồng độ các chất điện giải trong máu. Tuy vậy, nếu pha chế không đúng liều lượng, bạn lại vô tình gây hại cho sức khỏe. Nước có độ kiềm quá cao có thể ức chế vi khuẩn có lợi, ảnh hưởng tới các acid tự nhiên trong dạ dày.
Để giúp người tiêu dùng khắc phục sự bất tiện này, các nhà sản xuất có thể nghiên cứu, phát triển dòng nước uống bổ sung chất điện giải và vitamin ở nồng độ phù hợp.
Thị trường nước uống tăng cường sức khỏe được dự đoán đạt 12 tỷ USD vào năm 2032. Lối sống hiện đại khiến người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng nước uống nhằm cải thiện sức đề kháng, giảm stress, tăng cường năng lượng và chức năng nhận thức. Nhiều nhà sản xuất bổ sung nguyên liệu tự nhiên như sâm, thảo dược adaptogen vào đồ uống, giúp bổ sung năng lượng mà không gây bồn chồn như uống nước tăng lực truyền thống.
Bình luận của bạn