Tương đậu Hàn Quốc được lên men từ đậu tương và muối
Lunasin - Chiết xuất đậu tương được chứng minh giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Canh đậu tương Hàn Quốc đưa cơm trong ngày lạnh
ImmuneSoyz – hoạt chất sinh học đặc biệt từ đậu tương Nhật Bản
Mách chị em cách giảm đau đầu tuổi tiền mãn kinh
Giai đoạn mãn kinh kéo theo sự thay đổi về hormone, khiến chị em gặp phải các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, đổ mồ hôi, lo âu… Để điều trị các vấn đề này, phụ nữ thường được chỉ định sử dụng liệu pháp hormone thay thế, bổ sung progesterone và estrogen.
Sử dụng các chế phẩm từ đậu tương được chứng minh giúp giảm tỷ lệ mắc triệu chứng mãn kinh. Thói quen ăn đậu tương phổ biến ở các nước châu Á, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu người Nhật nổi tiếng với tương miso, ẩm thực Hàn Quốc cũng có món tương lên men doenjang với nhiều lợi ích sức khỏe không kém.
Tương đậu Hàn Quốc giàu chất chống oxy hóa. Quá trình lên men giúp tạo ra các chủng lợi khuẩn như Bacillus subtilis, nấm Aspergillus oryzae, Rhizopus và Mucor.
Trong nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí về dinh dưỡng Nutrients, các nhà khoa học đến từ Bệnh viện Đại học Wonkwang (Hàn Quốc) đã tiến hành một thí nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi kéo dài 8 tuần trên 56 phụ nữ gặp các triệu chứng mãn kinh.
Người tham gia được chia thành 3 nhóm bổ sung tương đậu doenjang dưới 3 dạng: Tương đậu truyền thống giàu lợi khuẩn (HDC), tương đậu truyền thống ít lợi khuẩn (LDC) và tương đậu thương mại (được bày bán rộng rãi trên thị trường CD). Tương đậu trải qua quá trình lên men, sau đó được sấy lạnh và bào chế thành dạng viên.
Sau 4 tuần sử dụng tương đậu, các nhà khoa học theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, tác dụng phụ cùng mức độ cải thiện triệu chứng mãn kinh (trên thang điểm Kupperman).
Kết quả cho thấy, không phụ nữ nào trong thí nghiệm gặp tác dụng phụ khi dùng tương đậu. Tương đậu dạng viên không gây ảnh hưởng xấu tới chức năng gan hay thận. Trái lại, ở nhóm dùng HDC, chỉ số nitro ure máu, acid uric và tổng lượng protein có sự cải thiện.
Tương đậu doenjang không có tác dụng chống béo phì, nhưng lại giúp giảm chỉ số LDL cholesterol.
Chỉ số trên thang điểm Kupperman của tất cả các nhóm tham gia đều giảm đáng kể, cho thấy các triệu chứng mãn kinh cải thiện trông thấy.
Qua phân tích mẫu vi sinh vật đường tiêu hóa, tất cả các nhóm bổ sung tương đậu đều giảm lượng vi khuẩn Firmicutes, tăng lượng Bacteroidetes. Trái ngược với nhóm Firmicutes, Bacteroidetes ngăn ngừa quá trình dự trữ chất béo. Tác dụng này rõ rệt nhất ở nhóm sử dụng tương đậu thông thường (CD).
Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận, tương đậu lên men Hàn Quốc có nhiều công dụng hứa hẹn với phụ nữ mãn kinh, giúp giảm triệu chứng và thay đổi tích cực hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, nhờ khả năng giảm LDL cholesterol, thực phẩm này còn có lợi ích tiềm năng với tim mạch.
Dù vậy, tác động của tương đậu lên bệnh béo phì và tình trạng viêm khá hạn chế. Đây mới chỉ là một nghiên cứu ngắn hạn với quy mô nhỏ, đồng thời còn có nhiều biến số như khó kiểm soát lối sống của người tham gia.
Doenjang là tương đậu mang hương vị chua và mặn đậm đà, thường được dùng để chế biến các món súp và hầm như canh đậu tương. Đây cũng là nguyên liệu chính để sáng tạo ra ssamjang - gia vị đặc trưng dành cho món thịt nướng Hàn Quốc. Khác với miso, tương đậu doenjang truyền thống chỉ lên men với muối, không dùng gạo hoặc các loại ngũ cốc khác.
Bình luận của bạn