Trào lưu sử dụng rong sụn biển để chăm sóc sức khỏe

Rong sụn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cần sử dụng khoa học

Cẩn trọng với trào lưu ăn thô

Tảo bẹ Kombu - món quà từ biển khơi cho sức khỏe con người

3 thực phẩm tốt cho trí não, ngăn ngừa sa sút trí tuệ

Sa sâm – dược liệu quý vùng cát biển

Vì sao rong sụn được "săn đón"?

Trào lưu sử dụng rong sụn biển (sea moss, còn gọi là rêu biển) gần đây đang được nhiều người nổi tiếng “lăng xê”. Siêu mẫu Bella Hadid bắt đầu ngày mới bằng cách sử dụng hàng loạt thực phẩm bổ sung, trong đó có một cốc gel rong sụn. Người mẫu Winnie Harlow ra mắt dòng sinh tố chứa “rong sụn giàu dưỡng chất” tại chuỗi siêu thị thực phẩm hữu cơ cao cấp Erewhon.

Nhiều người có tầm ảnh hưởng (influencer) trên nền tảng TikTok cũng rao bán các loại kẹo dẻo làm từ rong sụn, hứa hẹn mang tới nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng.  

Rong sụn là dạng tảo mọc trên các bờ biển, có nhiều màu sắc từ trắng, vàng, tím. Một số nghiên cứu cho thấy, gel rong sụn chứa tới 92 trong số 102 acid amino cần thiết cho cơ thể người.

Ngoài ra, rong sụn còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thực vật. Do vậy, nhiều người tin rằng rong sụn tốt cho hệ tiêu hóa, sức khỏe tuyến giáp và hệ miễn dịch.

Chia sẻ với trang USA Today, chuyên gia dinh dưỡng Miranda Galati nhận định, ở liều lượng nhất định, các dưỡng chất này có thể đem lại một vài lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, bà Galati cũng nhấn mạnh, sử dụng rong sụn chưa được chứng minh có lợi ích hơn việc ăn uống rau củ quả hàng ngày. Nhiều lời khen “có cánh” về thực phẩm này cũng chưa được nghiên cứu chứng minh.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cũng đã phát hiện một số sản phẩm chứa rong sụn với công bố sai sự thật về khả năng “điều trị, giảm nhẹ hoặc phòng ngừa bệnh tật”.

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm chứa rong sụn biển

Rong sụn biển dễ biến thành sản phẩm dạng gel hoặc kẹo dẻo

Rong sụn biển dễ biến thành sản phẩm dạng gel hoặc kẹo dẻo

Rong sụn biển thường được bào chế thành thực phẩm chăm sóc sức khỏe dưới dạng gel, dịch, viên nang hoặc kẹo dẻo. Một vài sản phẩm làm từ rong sụn có mùi tanh của biển, kết cấu nhớt do có chứa chất làm đặc carrageenan.

Theo chuyên gia Galati, dùng rong sụn thường xuyên có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc iod, các vấn đề về tiêu hóa hoặc ngộ độc kim loại nặng.

Các loài tảo biển, trong đó có cả rong biển và rong sụn, đều có nguy cơ tích tụ kim loại nặng (chì, thủy ngân, asen). Dưỡng chất trong rong sụn phụ thuộc nhiều vào môi trường sống của chúng. Nếu mua phải sản phẩm không có nguồn gốc uy tín, bạn có thể đang sử dụng loại rong sụn có hàm lượng kim loại cao.

Các nghiên cứu về rong sụn hiện còn hạn chế, giới khoa học cần tìm hiểu thêm về lợi ích thực sự, cũng như tác dụng có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài.

Với dữ liệu hiện tại, chuyên gia Galati khuyến nghị, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người trên 65 tuổi, người đang mắc bệnh tuyến giáp không nên sử dụng bất cứ sản phẩm nào có chứa rong sụn. 

 
Quỳnh Trang (Theo USA Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sản phẩm