Nổi mề đay là tình trạng phổ biến ở nhiều người
Bạch cầu trong máu giảm có nguy hiểm?
Giảm số lượng bạch cầu có phải ung thư máu?
Những nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay mạn tính
Vì sao trẻ bị nổi mề đay khi thời tiết thay đổi?
Tiến sỹ Martin Scurr - Trưởng ban Biên tập chuyên mục Y tế của tờ Daily Mail trả lời:
Chào bạn!
Theo suy nghĩ của tôi có nhiều khả năng có một nguyên nhân khác khiến bạn có số lượng bạch cầu thấp, tưa miệng (nấm miệng) tái phát và nổi mề đay chứ không phải bạch cầu thấp là tác nhân gây ra 2 tình trạng còn lại.
Các tế bào bạch cầu là một thành phần chính của hệ thống miễn dịch. Có nhiều loại bạch cầu, tuy nhiên khi nói về số lượng bạch cầu thấp các nhà khoa học thường đề cập đến bạch cầu trung tính. Đây là loại bạch cầu chiếm đến 60 - 70% số lượng các tế bào bạch cầu. Mức độ tế bào bạch cầu thấp (hay còn gọi là giảm bạch cầu trung tính) xảy ra khi số lượng bạch cầu dưới 1.500 trên mỗi microlit máu.
Có nhiều nguyên nhân khiến số lượng bạch cầu thấp như: Tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư như methotrexate và rituximab, thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật và thuốc lợi tiểu. Một số bệnh nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng, bệnh thấp tim, rối loạn tủy xương cũng có thể khiến số lượng bạch cầu thấp. Ở một số người có sức khỏe tốt, số lượng bạch cầu trung tính thấp thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nếu số lượng bạch cầu thấp gây ra bất kỳ vấn đề nào đáng lo ngại thì từ khi được chẩn đoán đến bây giờ sức khỏe của bạn đã bị ảnh hưởng đáng kể.
Ngoài số lượng bạch cầu thấp thì bạn cũng đang bị tưa miệng và nổi mề đay. Bệnh tưa miệng xảy ra khi nấm men Candida albicans phát triển quá mức trong miệng và cổ họng. Bệnh tưa miệng thường không liên quan đến số lượng bạch cầu thấp. Nguyên nhân chính gây bệnh tưa miệng là do sử dụng thuốc kháng sinh vì thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong cơ thể và khiến nấm men phát triển.
Mề đay là tình trạng y tế rất phổ biến, nó có thể ảnh hưởng đến 20% dân số ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống. Nổi mề đay có thể gây ngứa dữ dội, mẩn đỏ. Mề đay xảy ra khi các tế bào miễn dịch ở da (tế bào mast) bị kích hoạt và giải phóng histamine. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tình trạng nổi mề đay có liên quan đến số lượng bạch cầu thấp.
Theo tôi, các triệu chứng mà bạn đang gặp phải có thể do tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường. Nếu bạn thường xuyên dùng thuốc điều trị đái tháo đường trong những năm qua thì nó có thể gây ra tình trạng số lượng bạch cầu thấp và gây nổi mề đay. Ngoài ra, đái tháo đường cũng có thể khiến bạn bị tưa miệng.
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi của bạn không nằm ở số lượng tế bào bạch cầu thấp mà do bệnh đái tháo đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trên, bạn nên đến gặp bác sỹ để được thăm khám kịp thời.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn