Phụ nữ cho con bú uống thuốc kháng sinh có an toàn cho bé?

Phần lớn các loại thuốc kháng sinh đều an toàn trong thời gian cho con bú

Những tác dụng phụ nguy hiểm nhất của thuốc kháng sinh

Quan niệm sai lầm về thuốc kháng sinh bạn nên ngừng tin

Trẻ nhỏ dùng amoxicillin liều cao có nguy hiểm?

Tại sao không nên dùng chung thuốc kháng sinh với người khác?

Phụ nữ đang cho con bú dùng thuốc kháng sinh có an toàn? 

Sự an toàn phụ thuộc và loại thuốc kháng sinh và số lượng thuốc mà bạn uống. Phần lớn các loại thuốc kháng sinh đều an toàn trong thời gian cho con bú, không gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe của em bé. 

Tất cả các loại thuốc kháng sinh sẽ tiết ra sữa mẹ? 

Tất cả các loại thuốc, kể cả thuốc kháng sinh có khả năng tiết ra sữa mẹ vì tuyến sữa nhận được chất dinh dưỡng từ máu. Hàm lượng kháng sinh có trong sữa phụ thuộc vào liều lượng và nồng độ của các hợp chất kháng sinh. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy thuốc kháng sinh làm giảm lượng sữa của mẹ. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào. 

Các yếu tố quyết định đến ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đến trẻ 

Phụ nữ đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc kháng sinh

Mỗi loại thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ theo cách khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố quyết định quan trọng: 

1. Độ tuổi và sức khỏe của trẻ 

Trẻ dưới 2 tháng tuổi sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc kháng sinh có trong sữa mẹ nhiều hơn so với những trẻ trên 6 tháng tuổi. Thận và gan của em bé vẫn đang phát triển và không thể loại bỏ các hợp chất kháng sinh có trong sữa mẹ. 

Những vấn đề sức khỏe của trẻ như trào ngược acid dạ dày, đường tiêu hóa ngắn và dị ứng với các hợp chất cũng có thể tác động đến ảnh hưởng của thuốc kháng sinh. 

2. Thành phần sữa mẹ và độ acid 

Một số phân tử kháng sinh có khuynh hướng hòa tan trong sữa có hàm lượng protein lớn hơn máu. Vấn đề trở nên phức tạp ở phụ nữ sinh non vì sữa có hàm lượng đạm cao hơn so với những người sinh con đủ tháng. Do đó, phụ nữ sinh non cần phải thận trọng hơn khi dùng thuốc kháng sinh. 

Các hợp chất có trong thuốc kháng sinh liên kết với các phân tử sữa có tính acid. Độ acid của sữa mẹ tăng lên khi trẻ lớn lên, nhưng khả năng xử lý các hợp chất kháng sinh của bé cũng cải thiện.

3. Thành phần hoạt tính trong thuốc 

Một số thành phần kháng sinh như erythromycin, lincomycin và metronidazol có xu hướng gắn kết với protein sữa cao hơn so với các hợp chất như sulphonamide và penicillin. Một số hợp chất có tiềm năng ion hóa lớn hơn so với các hợp chất khác, khiến chúng có khuynh hướng chuyển từ máu sang sữa mẹ. Các mô vú có thể chuyển hóa một số hợp chất kháng sinh, chẳng hạn như sulphonamide, bằng cách chia chúng thành các phân tử vô hại không gây nguy hiểm cho em bé.

Một số thuốc kháng sinh sử dụng chất phóng xạ và được gọi là dược phẩm phóng xạ. Những hợp chất này có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé. Phụ nữ cho con bú được yêu cầu ngừng cho con bú tạm thời khi đang dùng thuốc kháng sinh có phóng xạ. 

Thuốc kháng sinh kháng virus có tỷ lệ hấp thu kém qua đường miệng ở trẻ sơ sinh, nên phụ nữ cho con bú dùng loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến bé.

4. Kháng sinh kết hợp với các thuốc khác

Một loại thuốc kháng sinh được coi là an toàn nhưng khi dùng chung với các loại thuốc khác có thể hình thành các hợp chất có thể gây hại cho em bé. Ví dụ, kháng sinh erythromycin có thể có phản ứng chéo với các thuốc khác như cyclosporin, carbimazol, digoxin, theophylline, triazolam và một số thuốc chống đông máu.

5. Đặc tính hóa học của kháng sinh 

Các yếu tố hóa học như chu kỳ bán rã, trọng lượng phân tử và độ hòa tan lipid của một hợp chất kháng sinh có thể xác định khả năng tồn tại trong sữa mẹ. Chu kỳ bán rã dài hơn có nghĩa là kháng sinh sẽ mất nhiều thời gian để phân hủy. Nếu một kháng sinh liên kết với chất béo/lipid một cách nhanh chóng, sau đó sẽ truyền nhanh hơn từ máu vào sữa. Nồng độ của các hợp chất kháng sinh trong máu của người mẹ xác định mức độ của nó trong sữa mẹ.   

Vân Anh H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ