Hàm lượng amoni trong nước giếng cao vượt giới hạn cho phép 9,14%
Nước giếng trong vắt bỗng chuyển màu tím đen ở Phú Thọ
'Làng ung thư' do dùng nước giếng
Phát hiện ô nhiễm nước sông nhờ...băng vệ sinh
10 "làng ung thư" vì ô nhiễm nước nặng tại Việt Nam
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, kết quả giám sát 8 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố ghi nhận hàm lượng amoni trong nước giếng cao vượt giới hạn cho phép 9,14%. Nước giếng các nơi không đạt chuẩn thường ở quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Hóc Môn.
Kết quả đánh giá ghi nhận các mẫu nước giếng hộ dân tự khai thác hầu như có độ pH thấp, tỷ lệ mẫu không đạt là 41,62%. Độ pH thấp làm tăng tính acid trong nước, làm ăn mòn kim loại trên đường ống, vật chứa gây ảnh hưởng sức khỏe, làm mau hỏng vải, quần áo khi giặt, gây ngứa khi tắm gội, gây hỏng men răng và có thể tạo điều kiện xuất hiện các bệnh ngoài da.
Một số điểm nước giếng không đạt hàm lượng sắt tổng số và không đạt chỉ tiêu vi sinh. Lượng sắt có nhiều trong nước làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị, làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu…
Các bác sỹ phân tích, nước có hàm lượng amoni cao cho thấy bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ như nước thải, phân bón, chất thải từ chuồng trại chăn nuôi… Amoni trong nước ngầm khi gặp oxy trong không khí chuyển hóa thành nitrat và nitrit. Hai chất này khi vào cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo nên tình trạng methemoglobin (thiếu oxy trong máu), kết hợp với các acid amin trong cơ thể hình thành chất nitrosamine gây ung thư. Việc sử dụng nước nhiễm vi sinh có thể gây ra các bệnh đường ruột, tiêu chảy cấp, một số trường hợp có thể gây nên suy thận, nhiễm khuẩn huyết...
Hiện trên địa bàn thành phố nguồn nước sử dụng chính là nước máy do 7 nhà máy nước cung cấp qua hệ thống mạng lưới đường ống. Các khu vực chưa có hệ thống mạng lưới nước máy, người dân được cung cấp nước qua đồng hồ tổng, bồn chứa nước, trạm cấp nước, thiết bị lọc nước hộ gia đình. Riêng huyện Cần Giờ và một phần Nhà Bè người dân sử dụng nước qua các ghe, sà lan, vệ tinh trung chuyển nước.
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nguồn nước sạch hiện nay là 91,13%. Còn lại 168.635 hộ, chiếm tỷ lệ 8,87% chưa tiếp cận được nguồn nước sạch. Người dân phải sử dụng nguồn nước tự khai thác để sử dụng, nguồn này hầu như là nước giếng khoan, giếng đào, một số ít sử dụng nước mưa. Tại nhiều nơi, dù đã được cung cấp nguồn nước sạch nhưng người dân vẫn có thói quen sử dụng nguồn nước ngầm.
Trong điều kiện chất lượng nước ngầm ngày càng ô nhiễm và cạn kiệt, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM khuyến cáo người dân:
- Đối với khu vực chưa được cung cấp nước sạch, cần xử lý nước tại hộ gia đình trước khi đưa vào sử dụng. Vệ sinh hệ thống lọc, vật chứa định kỳ. Đậy kín các vật chứa nước. UBND quận huyện có kế hoạch thay thế nguồn nước sạch tại các khu vực này.
- Đối với khu vực đã được cung cấp nước sạch, người dân cần ưu tiên sử dụng. Chính quyền địa phương vận động người dân khu vực đã có nguồn nước sạch không khai thác ngầm, trám lấp các giếng khoan tại hộ gia đình.
Bình luận của bạn