Nước ngọt có gas không phải chịu thuế TTĐB

Nước ngọt có gas tạm thời chưa bị xếp vào mặt hàng chịu thuế TTĐB tại thị trường Việt Nam

Quốc hội nhất trí tăng thuế thuốc lá, rượu bia

Miễn thuế nhập khẩu linh kiện y tế đặc biệt

Tăng thuế thuốc lá có giảm mức tiêu thụ?

Nhộn nhịp chợ đen rượu, bia miễn thuế

WHO thông qua đề xuất tăng thuế thuốc lá

Mặc dù thuế TTĐB thường chỉ dành cho những sản phẩm, dịch vụ xa xỉ như bia rượu, ô tô, du thuyền, golf hay massage. Nhưng hiện nay những mặt hàng có hại cho sức khỏe như thuốc lá cũng phải chịu thuế. Nước ngọt có gas cũng là mặt hàng phổ biến mà tác hại của nó cũng không nhỏ, hơn nữa đối tượng tiêu dùng của mặt hàng này chủ yếu là trẻ em.

Nước ngọt có gas không cồn là nước uống đã được sục khí CO2 bão hòa nhằm tạo cảm giác cay nồng, dễ chịu khiến người uống có cảm giác “đã” khát nên người dùng thích uống và có thể uống được nhiều hơn so với nhu cầu giải khát.
Khi theo dõi sức khỏe của hơn 8.000 đàn ông tuổi từ 45 đến 73 trong khoảng thời gian 15 năm, các nhà khoa học này đã đi đến kết luận rằng trong nước ngọt có gas tiềm ẩn chất gây ung thư như methylmadizole và đường trong thức uống giải phóng ra insulin - chất nuôi dưỡng các khối u. Ông Isabel Drake - một nhà nghiên cứu tại Đại học Lund (Thụy Điển) cũng cho biết trong số những người uống nhiều nước có gas, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng lên 40% so với bình thường.
Nước ngọt có gas không cồn đã được sục khí CO2 bão hòa
Theo nghiên cứu của một số tổ chức y tế trên thế giới (Trung tâm khoa học y tế, Đại học Texas và nghiên cứu đăng trên Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Mỹ của Đại học Lund, Thụy Điển), trong nước ngọt có gas không cồn có chứa nhiều chất công nghiệp như hương vị, chất màu, chất bảo quản nên nếu lạm dụng dễ dẫn đến một số tác hại đến sức khỏe người dùng như: gây béo phì, mỡ máu, đái tháo đường, bệnh gout và tăng nguy cơ bị ung thư. Do tạo cảm giác thích uống, dễ uống nên loại nước uống này rất dễ bị lạm dụng.
Anh và Thụy Điển đã đưa ra luật bắt buộc các hãng sản xuất nước có gas phải in trên vỏ lon hoặc vỏ chai cảnh báo phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ em không nên dùng sản phẩm này.
Đồng thời, hơn 50 nước trên thế giới đã áp dụng thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có gas, trong đó có hầu hết các nước châu Âu và một số nước xung quanh Việt Nam như Thái Lan, Lào, Campuchia.
Gần đây, sau nhiều lần bị phản đối gay gắt của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nước ngọt, Mexico cũng đã quy định thu thuế TTĐB 10% đối với mặt hàng này bắt đầu từ 1/2/2014.
Mỗi một đề xuất đưa nhóm hàng hóa nào vào đối tượng chịu thuế TTĐB hoặc tăng thuế ở một nhóm hàng hóa, dịch vụ bất kỳ thì sự phản đối của các nhà sản xuất loại hàng hóa đó là khó tránh khỏi với lý do ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.
Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, do đó khi ban hành chính sách thuế, Việt Nam phải cam kết không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Để chia sẻ giá mua với người tiêu dùng và giảm áp lực chịu thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng "bình dân" và "phổ biến" này, Quốc hội quyết định chưa đánh thuế TTĐB với mặt hàng nước ngọt có gas.
Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp nội địa, thu thuế TTĐB với mặt hàng nước ngọt có gas là một xu thế tất yếu mà nhiều nước đã áp dụng. Hơn nữa, những gì không tốt thì nên hạn chế tối đa, đặc biệt không khuyến khích nhập khẩu những mặt hàng không tốt cho sức khỏe, tuy không có tác hại tức thì hay ngắn hạn nhưng sẽ ảnh hưởng về lâu dài. Do đó, việc đánh thuế TTĐB với mặt hàng này vẫn cần tiếp tục được xem xét trong thời gian tới.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn