Nọc độc của ong có thể gây chết người
Dọn vườn: Bị ong đốt đến tử vong
Hiểm họa chết người từ ong vò vẽ
1 bé tử vong vì ong vò vẽ đốt
Bé 7 tuổi bị ong vò vẽ đốt được cứu sống
BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Chào bạn!
Khi bị ong đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời một số trường hợp nạn nhân có thể tử vong. Nguy cơ tử vong không chỉ phụ thuộc vào lượng nọc ong mà còn tùy thuộc vào cơ địa, sự phản ứng của cơ thể mỗi người.
Sau khi bị ong đốt, người bệnh có thể có các biểu hiện: Nổi mề đay, ngứa, sau đó là sốc phản vệ, khó thở, phù nề thanh quản… Tiếp theo, có thể suy hô hấp, phù nề các phế nang, nôn, tụt huyết áp, tiêu chảy. Do không đi tiểu được nên cơ thể người bị ong đốt bị ứ nước, ure không thải ra ngoài và thận không làm việc dẫn đến suy thận cấp… Khi bị ong tấn công, cần hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua ong, vì càng xua ong sẽ càng tấn công.
Trước khi đến cơ sở y tế, người bị ong đốt nên thực hiện sơ cứu ban đầu: Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra. Bôi dung dịch sát khuẩn như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt; Sau đó bôi bằng mỡ corticoid (4 - 6 lần/ngày) và phenaegan (8 – 10 lần/ngày); Uống nhiều nước để loại thải các độc tố: Nên dùng nước pha với oresol hoặc nước canh, nước quả, nước khoáng; Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng. Khi bị ong đốt, tuyệt đối không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không bôi vôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng. Khi bị trên 10 nốt ong đốt bệnh nhân nên được giữ lại ở bệnh viện để theo dõi.
Đối với trường họp ong vò vẽ, ong bắp cày đốt nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có xử trí kịp thời. Vì đây là 2 loại ong đốt có gây độc tính. Trong trường bị đốt vào vùng đầu, mặt, cổ có thể gây phù nề thanh quản dẫn đến bít đường thở, hoặc sốc phản vệ có thể gây tử vong nhanh.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn