Nhận biết con sam và so biển gây ngộ độc thực phẩm

Con so biển dễ bị nhầm lẫn với sam. Ảnh: bvnhidong.

Ăn so biển vì nhầm với sam, 4 người đàn ông ngộ độc suýt chết

Cấm dùng so biển làm thực phẩm do có độc tố

Ăn nhầm so biển, chết như chơi

TP.HCM: Cứu sống bé trai ngưng thở do ăn so biển

Sau khi được rửa dạ dày và uống than hoạt tính tại Bệnh viện Bến Tre, hai em bé 10 tuổi và 4 tuổi tiếp tục được các bác sỹ Nhi đồng 1 truyền dịch, cho uống than hoạt tính và theo dõi. Cả hai chị em đang dần hồi phục. Trước đó, cả nhà 5 người sau khi ăn nhầm so biển thì đều đau bụng, nôn ói và phải đi viện cấp cứu.

Mới đây, 4 người đàn ông tại Long An cũng bị ngộ độc so biển nguy kịch, cấp cứu tại Chợ Rẫy trong tình trạng tê tay chân, mất phối hợp vận động, không cử động được, ngạt thở khó chịu. Sau 24 giờ điều trị tích cực, tình trạng của các bệnh nhân mới dần hồi phục.

Các bác sỹ khuyến cáo người dân cần cẩn thận khi ăn hải sản, đặc biệt là sam. Nhiều người gọi so biển là sam nhỏ. Độc tố Tetrodotoxin trong loài so biển là một độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh với liều độc rất thấp. Loại này đặc trưng là bền với nhiệt nên quá trình nấu nướng chế biến không loại trừ được. Hiện nay chưa có thuốc giải độc.

Phân biệt sam biển và so biển

Sam biển: Đuôi sam biển có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác. Sam biển sống từng cặp, mỗi cặp làm tổ để sinh sống cùng nhau. Sam trưởng thành nặng 1,5 - 2kg. Sam biển được khai thác, buôn bán và sử dụng làm thực phẩm. Sam biển không gây ngộ độc.

So biển: Sống ở ven biển, nơi các lạch nước ngọt. Có hình dạng rất giống sam biển nhưng kích thước nhỏ hơn và không đi theo thành từng cặp. Đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn. Kích thước tối đa của so là 25cm, trọng lượng dưới một kg. So biển có độc tố Tetrodotoxin giống như cá nóc. 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội