Bệnh nhân được theo dõi tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: T.P
Cấm dùng so biển làm thực phẩm do có độc tố
Ăn nhầm so biển, chết như chơi
Hít thở, động chạm cũng có thể bị nhiễm độc chì
Ngộ độc dưa hấu, 1 người tử vong, 1 người nguy kịch
Bác sỹ Võ Ngọc Anh Thơ - Phó Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết các bệnh nhân được chuyển viện cấp cứu từ tuyến dưới lên với tình trạng tê tay chân, mất phối hợp vận động, không cử động được, ngạt thở khó chịu. Sau 24 giờ điều trị tích cực, tình trạng của các bệnh nhân mới dần hồi phục.
Theo bác sỹ Thơ, đã có nhiều trường hợp ngộ độc so biển. Biểu hiện chủ yếu là sau khi ăn vài chục phút đến vài giờ sẽ tê tay chân, tê quanh môi, đớ lưỡi và nặng nhất là khó thở. Bệnh nhân có thể nhanh chóng diễn tiến suy hô hấp, tụt huyết áp và có thể tử vong. Nếu bệnh nhân nhập viện lúc đã ngưng tim ngưng thở, hồi sức xong có thể gây di chứng hôn mê thiếu oxy não. Ngoài ra quá trình thở máy lâu dài có thể viêm phổi bệnh viện, dẫn đến di chứng khác.
Khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc, nếu bệnh nhân tỉnh táo, thở bình thường thì cố gắng nôn nhưng an toàn nhất vẫn là nhanh chóng vào bệnh viện. Phản xạ gây nôn cũng rất nguy hiểm. Trường hợp nôn mà phản xạ bệnh nhân kém có thể hít sặc gây viêm phổi nặng. Khi vận chuyển bệnh nhân nếu thấy khó thở thì nằm nghiêng, đầu hơi thấp để đường hô hấp không bị tắc, đàm dãi có thể chảy ra ngoài.
Các bác sỹ khuyến cáo người dân cần cẩn thận khi ăn hải sản, đặc biệt là sam. Nhiều người gọi so biển là sam nhỏ. Sam khi trưởng thành có kích thước lớn hơn, khoảng 3 - 4 kg. Đặc trưng để phân biệt là ở đuôi. Đuôi sam biển có gờ rất rõ, khi cắt ngang thì có hình tam giác. Đuôi của so tròn và khi cắt ngang thì tiết diện hình tròn. Độc tố Tetrodotoxin trong loài so biển gây ngộ độc cũng thường gặp nhiều ở cá nóc, mực đốm xanh. Loại này đặc trưng là bền với nhiệt nên quá trình nấu nướng chế biến không loại trừ được.
Bình luận của bạn