Những lưu ý sau khi phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung được chỉ định khi phụ nữ bị ung thư tử cung

U xơ tử cung có cần kiêng uống sữa đậu nành không?

Tiêm phòng HPV có ngừa được u xơ tử cung?

U xơ tử cung có thể dẫn đến băng kinh, thiếu máu nặng

Infographic: Chế độ dinh dưỡng cho người u xơ tử cung

Cắt bỏ tử cung là quá trình phẫu thuật trong đó bao gồm việc loại bỏ tử cung của người phụ nữ vì lý do nào đó. Cắt bỏ tử cung được các bác sỹ phụ khoa thực hiện và là một trong những loại phẫu thuật khá phổ biến ở phụ nữ mãn kinh và những bệnh nhân mắc ung thư tử cung.

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà các bác sỹ sẽ lựa chọn một trong hai cách phẫu thuật dưới đây:

Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn xuất hiện khối u ác tính, chị em sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ tử cung

Cắt bỏ hoàn toàn tử cung: Cắt bỏ tử cung hoàn toàn bao gồm việc loại bỏ các ống dẫn trứng, tử cung, cổ tử cung cùng với buồng trứng nếu được yêu cầu.

Cắt bỏ một phần tử cung: Cắt bỏ một phần tử cung tức là chỉ cắt bỏ tử cung, để lại cổ tử cung. Đôi khi việc cắt bỏ không hoàn toàn cũng cần cắt bỏ phần phụ (một hay cả hai buồng trứng).

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc cẩn thận, phòng tránh biến chứng hậu phẫu có thể xảy ra.

Chăm sóc tại nhà

Chị em sau khi phẫu thuật cần có một kế hoạch nghỉ ngơi tại nhà từ 3 đến 5 ngày. Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý:

- Sử dụng mọi loại thuốc kê đơn đúng theo chỉ định.

- Tiếp tục tập các bài tập hít thở sâu đã học ở bệnh viện.

- Giữ các vết mổ sạch sẽ và khô ráo.

- Thay băng theo hướng dẫn.

- Ăn nhiều rau, trái cây để ngăn ngừa táo bón

- Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.

Sau khi tiến hành thủ thuật, chị em có thể bị đau vai. Điều này là bình thường, do chất khí được sử dụng trong quá trình phẫu thuật gây ra. Cơn đau này có thể kéo dài đến 7 ngày. Bệnh nhân có thể dùng băng vệ sinh để thấm máu hay dịch tiết ra từ âm đạo. Ban đầu có thể chảy máu ít, sau đó, chị em có thể tiết dịch màu nâu khoảng 6 tuần.

Bệnh nhân không được dùng băng vệ sinh que hoặc dụng cụ thụt rửa âm đạo bởi vì chúng có thể gây nhiễm trùng. Chị em có thể mất đến 2 – 4 tuần mới có thể phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian đó, chị em cần tăng cường hoạt động dần dần. Các hoạt động thể dục nhẹ nhàng cũng giúp hạn chế đông máu, giúp vết thương chóng lành.

Tiêu Bắc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa